Kiếm Khách Giang Nam - Chương Một ( Huỳnh Tâm )

Thành Đô Tụ Hiệp Trừ Gian Tế

Thường nhật cứ mỗi buổi sáng sớm, vào canh năm cả nhà họ Tô chuẩn bị quảy đậu nành bảy món ra sạp quán, chỉ còn một nồi đậu nành cuối cùng đang nấu để bán buổi tối. Bỗng có tiếng gõ cửa, cả nhà thừa biết đó là Lý Bình Trung và Trịnh Trường đã đến, tuy nhiên vẫn phải đề phòng bất trắc không thể liệu trước.

Trần Kiều Oanh, thấy gia đình họ Tô lúc nào cũng cảnh giác, không mở lòng ra bên ngoài để đón nhận mọi sinh hoạt tự nhiên của xã hội, họ Tô sống theo qui luật riêng, do họ đặt ra. Nàng suy nghĩ:– Không biết họ sống theo qui luật này từ bao giờ ?

Tuy vậy Trần Kiều Oanh cảm nhận được gia đình họ Tô sống rất thực người, đối với huynh đệ Hoàng Phi Bằng họ cởi mở thực lòng, đón nhận ân nghĩa phân minh, không có ẩn ý nào thay đổi hay giả giá thân sơ. Trần Kiều Oanh còn tinh ý đã khám phá tiếng gõ cửa của nhà họ Tô, như nhịp một liên hồi năm tiếng gõ nhẹ, nhịp hai ba tiếng gõ ngắn, tổng cộng tám tiếng gõ, báo hiệu là người nhà, người lạ mặt không thể nào biết qui luật này.

Lão họ Tô, đi lấy một đoản kiếm giắt vào lưng rồi thẳng tiến đến cửa, ngần ngừ một chút rồi nhún vai, tay trái mở cửa, tay phải thủ đoản kiếm. Trần Kiều Oanh để lòng lo ngại:– Quả là họ Tô quá cẩn thận, làm người khác phải nghi ngờ. Lão Tô khẩn trương đẩy cánh cửa mở ra, thấy Lý Bình Trung, Trịnh Trường đến lão liền quắt mắt nhìn ngoài cửa, miệng cười mời :

― Kính mời nhị vị ân công vào nhà .

Lão họ Tô lặng lẽ đi cất đoản kiếm, đối với cả nhà cử chỉ này là bình thường, nhưng làm cho Trần Kiều Oanh chú y đến nhất cử, nhất động của lão họ Tô nhiều hơn. Nàng nghe Tô Hà Hải mở lời chào âm thanh thân thiện cũng an lòng, trong ánh mắt của họ Tô có vẻ tự nhiên hơn và vui mừng, hỏi :

― Từ hôm nay quý ân công hãy cùng xem nhau là người một nhà, mọi sinh hoạt phải theo qui luật gia đình, vì không biết trước mọi bất trắc từ đâu đến với gia đình mình, cẩn thận chừng nào thì tốt chừng đó có như vậy mới giảm sự tổn hại về sau.

Cũng từ bây giờ tam ân công phải sử dụng Dung Dịch Thuật và thực tập làm quen qui luật sinh hoạt trong gia đình, cũng như khi ra đường và giao tiếp ngoài xã hội.

Lý Bình Trung lúc đầu thấy cử chỉ của lão họ Tô quái dị, nhưng sau khi nghe họ Tô nói thì cảm thông cho người trong giang hồ hiểm ác, cho nên đề phòng cũng là nguyên tắc để tồn tại.

Lý Bình Trung và Trịnh Trường chắp tay thưa :

― Thưa tiền bối, cho chúng hài nhi thân thiện hơn gọi hai tiếng ngoại tổ, cô cô và đệ muội Đinh Phi Long.

Nhân hôm nay là ngày chính thức nhập gia, chúng hài nhi kính tặng ngoại tổ, cô cô và Đinh đệ Tô muội một thùng lễ vật và ba cây vải tơ lụa Giang Nam, riêng còn Trần hiền muội một hộp Thiên Sơn Tiếp Liên, thuốc này có công hiệu tăng cường bồi lực thai nhi, cả nhà vui nhộn hơn mỗi ngày.

Tô Hà Hải ngạc nhiên, bởi thấy cái thùng rất lớn, ông tiếp nhận vừa mở ra thì thấy hai hộp Nhơn sâm, hai lọ thuốc bồi sức trị liệu bệnh già, ba bộ kỹ thuật Dung Dịch Thuận có kèm theo những hương liệu nhồi da và hai bộ bào xám có viền kiêm tuyến vàng chéo cổ, đối với ông rất giá trị vì hai bộ bào này chỉ có những thương gia mới có tiền mua, ông không nói ra đã biết hai bộ bào này chính Hoàng Phi Bằng tặng, ông để ý nhất là bào phục cao sang, như hai người to lớn mà ông đã gặp đêm hôm trước, nhưng không biết họ là ai. Ông thầm hiểu thì ra một bộ bào phục đi trong đêm mà không sợ sương gió. Ông suy nghĩ thầm:– Đúng là ngoài sức mê ước của mỗ. Mỗ phải trân quí bộ bào phục của người phi thường tặng và phải sống hết tình với nhân vật phi thường. Đúng rồi mỗ đã nghe thiên hạ có lời truyền Hoàng Phi Bằng là sư phụ của Hoàng Đức bang, trước đây cứ tưởng Hoàng Phi Bằng là một lão sư, không ngờ tuổi thành niên mà đã sử dụng tư quyền người lớn chưa hề làm.

Lão họ Tô gật đầu nói :

― Lão thay mặt cả nhà đa tạ Hoàng ân công và quý hài nhi, nhưng rất tiếc không biết bao giờ gặp lại Hoàng ân công.

Trịnh Trường hiểu được ý của lão Tô, chàng nói :

― Thưa ngoại tổ hãy an tâm, chúng hài nhi ở đây tức là chân tay của Hoàng huynh đó mà, tuy rằng chúng hài nhi khác hình hài nhưng cùng một lòng một ý.

Lão Tô gật đầu nói :

― Cũng phải, nhưng cái hình hài là một phần cảm nhận sự hiện diện, cho nên người đời có nói: "Gặp mặt thấy lòng" là thế đó. À lão chỉ nhớ xưa mà nói nay, thời nào cũng thế, nhất là hạnh phúc gia đình, khi còn trẻ gọi là vợ chồng đến lúc già gọi nhau là bạn, rất tiếc lão không gọi được tiếng ban với người trăm năm ! Hôm nay đúng là ơn trị ngộ không hẹn mà đến, như trời đất không biết có từ bao giờ.

Trần Kiều Oanh ở trong nhà họ Tô để ý tỉ mỉ, một lần nữa nàng nhận xét về gia đình họ Tô, tuy là nếp sống nhà tranh vách đất, ăn mặc áo thô vải bố, nhưng loáng thoáng có đặc điểm của một gia đình trước kia thuộc khá giả, lối cư sử thực tại quá cẩn thận cho nên không lộ cá tính thanh cao, lão Tô tuy già nhưng lòng sáng mắt tinh, ngoài ra lão còn có tâm sâu khí ngạo, hình như ông đã đi qua con đường quan uổng, hy vọng ông không trở lại con đường đã đi qua. Ngoài ra lão Tô làm việc gì cũng không tỏ rõ hành động, đôi khi còn do dự, trong ngôi nhà tranh xóm nghèo, chứa cả một đời sống rất bí mật, không như mọi gia đình sống bình thản, quan sát tỷ mỉ mới hình dung được họ Tô không phải là kẻ thủ phận, mà là một thứ vũ khí phòng vệ để sống, cũng có thể họ Tô là thành lũy bảo vệ ai đó, hy vọng một ngày phơi bày tất cả sự thật của họ Tô.

Quả thực, gia đình họ Tô đã đóng băng không phải một ngày, họ Tô thường thở dài như hết hy vọng ngày mai trời quang thông, mây tạnh để cả nhà ngẩn mặt tiếp tục nhìn vào ánh sáng cuộc đời bá đạo, lão thường hướng đôi mắt vào xa xăm như luyến tiếc cho thân phận không may !

Trần Kiều Oanh trình lại những ngày sống ở đây cho Lý Bình Trung biết :

― Đại huynh và Trịnh đệ có biết không, chỉ là lưu tạm một thời gian mà thôi, tuy họ đối sử với chúng ta tốt và thương yêu như con cháu của họ, nhưng không hoàn toàn đáng tin cậy gia đình này .

Lý Bình Trung hiểu được ý, xăng xái đến gần Trần Kiều Oanh trầm giọng nói :

― Huynh hiểu rồi, chỉ tạm ở đây mà. Chính huynh đệ chúng ta mới chứa tình non sanh còn đó nước biết trôi mãi. Dù nương tử ờ đâu cũng được người thương yêu, bởi miệng có chất đường mía lau, thế mới sánh bằng tu mi nam tử chứ. Còn sinh hoạt ở đây nương tử đề phòng đó là điều cần thiết, sau khi hạ sinh, mẹ tròn con vuông lúc ấy chúng ta xa loại người bất minh này, nương tử an tâm.

Lúc này Trần Kiều Oanh nắm tay Lý Bình Trung kéo đến chiếc bàn vuôn, ngồi chung với cả nhà họ Tô và Trịnh Trường, nàng mỉn cười duyên dáng hơn thường lệ, nói :

― Lý đại huynh đi vắng, nay gặp lại nói chuyện như cho uống mật ong, có khả năng làm người say, nhưng loại mật này không gạt được tình của người khác đâu, nếu cả hai đồng say mới đúng "hì hì…" .

Cả nhà họ Tô cười giòn tan, nhân dịp vui vẽ này, lão Tô hào hứng khởi cũng muốn chứng minh một thời giang hồ tứ phương, hầu để cho huynh đệ Lý Bình Trung có một ý niệm nào đó và thiện cảm đối với ông. Nét mặt nghiêm trang nói :

― Mỗ đã trải qua một thời giang hồ, giết người khi người đó muốn giết mỗ, nếu giết người để luận đạo nghĩa thì mỗ không làm, mỗ chưa hề lấy việc giết người để đong đo đạo nghĩa, mỗ giết người trong sinh tử tồn vong của chính mình. Mỗ cũng từng suy nghĩ về Lưu Bị và Tào Tháo, ai giết người nhiều hơn, cuối cùng ai là hắc bạch đạo, đó cũng là nguyên nhân chữ danh đi liền chữ quyền .

Nhưng rất tiếc có một việc không trừ được hắn, bởi hắn có ngũ độc khống chế, như dịch rắng độc, trái tim độc, lời nói ngọt mà ác độc hơn lang sói, sự nhẫn nại trước đối thủ, hồn ma đến từ mười tám tần địa ngục. Hắn cứ mãi bám theo để đạt mục đích.

Mỗ rất phiền phức danh lợi không trong sáng, danh lợi đen tối sẽ đưa đến cuộc đấu tranh ngu độn, từ đó nó cài vào một cái lưới thật to nhìn không thấy, đó là trăm ngàn phức tạp, nếu ai đã bị quyện vào cái lưới đó thì không hy vọng bước ra ngoài vòng đấu.

Nghĩ rằng muốn đạt được sự trong sáng của mình thì phải như Hoàng Phi Bằng, còn không cũng có khả năng khác như biết xảo thủ Dung Dịch Thuật, luyện thanh âm và ăn mặt đúng từng miền, võ nghiệp kha khá, dụng trí tuệ phán đoán hành động của chính mình và đối phương, lắng nghe tin tức đối phương, nhẫn nại như con Lạc đà. Mỗ hy vọng cả nhà mình sẽ quyết tâm làm được .

Lý Bình Trung trong lòng không còn ái ngại, chính lão Tô đã tự nguyện nói ra những lời sau cánh cửa đóng lại và không giấu diếm kinh nghiệm phương pháp Dung Dịch Thuật, cũng đủ biết khi ông gặp huynh đệ Hoàng Phi Bằng mới có được đời sống tốt hơn và họ Tô cũng không mất một cọng cỏ nào, nghe qua lời nói của họ Tô, mới biết những gì Trần Kiều Oanh nhận định về gia đình này không sai.

Lý Bình Trung trầm ngâm, lòng lo âu và vui buồn lẫn lộn, dù sao chàng cũng phải nói lên suy nghĩa của mình, chàng khoanh tay thưa :

― Thưa ngoại tổ, chúng hài nhi xin tuân lệnh thực hiện lời dạy bảo, nhất là trừ bọn tham ô, nghịch vương pháp, bạo tàn đang róc thịt của dân, nhất định không tha bọn quan trường nhiễu loạn quốc cương. Chàng thưa tiếp:– Thưa ngoại tổ vào trường hợp nào mà biết được hoạt động của Hoàng Đức bang và Hoàng Phi Bằng :

Tô hà Hải ung dung tự hào, trả lời :

― Lý nhi, phải biết chính quán đậu hủ của nhà ta là nơi lấy nhiều tin tức nhất, tin tức ở địa phương về kinh thành chia ra nhiều ngã đưa đến, như tin nhà buôn, tin giang hồ, quân quan, binh mã, giám binh, mỗi ngày đều có tin tức mới, mình phải chọn lọc tin tức và phân loại đúng hay sai. Như tin về Hoàng Đức bang, hoạt động kinh doanh không ai biết được lực lượng, hiệu buôn và ghe thuyền nào của Hoàng Đức bang, chỉ biết trong Hoàng Đức bang có đến thập nhất kiếm hiệp, vừa rồi có hai kiếm hiệp tử nạn dưới trong tay Lê Vĩnh.

Đặc biệt không ai biết tứ huynh đệ Hoàng Phi Bằng, nhưng vừa rồi bỗng xuất hiện và biến mất, chính tên làm phản Lê Vĩnh chết dưới tay Hoàng Phi Bằng đó là phước của Nam Việt. Cũng vinh hạnh cả gia đình mỗ quen biết huynh đệ Hoàng Phi Bằng ở trong nhà tranh vách đất này. Mỗ còn nghe nói trong đại hội anh hùng có mặt Trần Mạnh Côn, La Đức và mụ Phạm Thuy Ngu nữa, hy vọng một ngày nào đó có người trừ được La Đức.

Tô Hà Hải nói đến đây, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường biết ông cũng có mối thù không đội trời chung với La Đức. Lý Bình Trung thừa biết trước, trong giang hồ không có kẻ nào đủ khả năng đối đầu với La Đức. Thực tế La Đức và Phạm Thuy Ngu đã chết tại cảng Hổ Môn, chàng giả vờ không biết gì cả, nói :

― Thưa ngoại tổ, chính La Đức là kẻ thù của tam hài nhi, cha mẹ huynh, đệ, muội của chúng hài nhi cũng chết bởi La Đức. Còn ngoại tổ thì thế nào ?

Tô Hà Hải bần thần, không ngờ cả nhà của Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường cùng cảnh ngộ như ông, thở một hơi dài nói :

― Mỗ còn thê thảm hơn nhiều, bị rơi vào cảnh khốn nạn, dâng thể xác đời trai và gia đình làm nô lệ không công cho La Đức, mỗ bị kẻ lừa đảo trên hai mươi năm mà vẫn cho y là học trò Khổng Tử là đại anh hùng. Mỗ rất hổ thẹn với người thân, lý do quá tin sách vở của Khổng Tử. La Đức luôn miệng mượn lời nói của Khổng Tử mà việc làm chưa hề thực hiện đúng với lương tâm.

Mỗ rất oán hận, bởi bốn chữ "Tu, Tề, Trị, Bình" của Khổng Tử. Ngoài ra còn có nào là đạo, nghĩa, nhân, trí, trung, dũng. Thực tế họ suy tôn nhân nghĩa không tưởng, đạo đức giả, họ đã dạy con người làm nô lệ tư tưởng, tạo ra ngụy quân tử sống nhờ lớp áo mưu trá. Chẳng qua họ muốn đạt mục đích là trắng đổi thành đen, đen đổi thành trắng, lấy kinh điển, đồng tiền và sức mạnh để chinh phục thiên hạ, người làm quan nếu không đạt được mục đích quân vương, thì ít nhất đạt được tài phú.

Kẻ nào làm đệ tử của Khổng Tử trước sau gì rồi cũng giao phó sinh mạng, rồi kết cuộc hưởng đời thê thảm, muốn hiểu Khổng Tử là ai, chính mình phải tự nhiên nhìn sự thật về nhân nghĩa của Khổng Tử, như ông mới được làm quan mấy ngày xuất chiêu độc ác giết Đại Tư Khấu rồi tiếp theo giết luôn Thiếu Chính Mão, đó là Khổng Tử tàn nhẫn. Khổng Tử hành sử còn kém xa giang hồ lắm. La Đức là sản phẩm của Khổng Tử, ông ta khinh bỉ phụ nữ, chê bai đàn bà thấp hèn còn nói là tiểu nhân và khó dạy, nhưng ông lại toàn quyền hưởng thụ trên thể xác đàn bà. Nói cho đúng hơn Khổng Tử và đệ tử là một bè đảng miệt thị loài người.

Họ chủ trương nhân nghĩa "thuật nhi bất tác" ở đầu môi chót lưỡi, tức lời nói khác với hoài bảo của mình để thay cho việc hung bạo dưới lớp thuật ngữ nhân nghĩa, "tham đồ hưởng lạc" !

Khi mỗ đã bừng sáng thì hơn nửa gia đình bị thiệt hại, như đã có người chết không mồ không xác, người sống điên cuồng, người nô lệ tinh thần thể xác, người sống ẩn. Mỗ biết nhưng lực bất tồn tâm, một tiếng nói u tịch, một bàn tay không vỗ ra tiếng, nói chung có lòng mà không có sức. Mỗ không biết cùng ai một lòng để nhờ cậy diệt trừ bọn phản sự sống của loài người !

Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường nghe qua đôi lời bộc lộ của lão Tô Hà Hải, hình dung được nỗi đau lòng của một cao nhân quá tin người, đến khi thất vọng câm hờn, oán hận cao ngất, đó là nguyên nhân không tin người trong lúc lão Tô sống ẩn, nay lão trút hết cái thùng nước nóng xuống đất, lão Tô hy vọng tìm được ngày tháng an cư không còn ai quấy nhiễu !

Trần Kiều Oanh chưa kịp mở lời thì Lý Bình Trung liền thưa :

― Ngoại tổ an tâm, chúng hài nhi nhất định diệt trừ được đồng đảng La Đức, để trả lại công đạo cho ngoại tổ, việc trừ La Đức không khó lắm, tuy nhiên chờ hiền đệ Phi Bằng về đây thảo luận phương thức hành động, nhất là đối phó một tập đoàn La Đức chứ không phải một cá nhân. Thực sự huynh đệ Hoàng Phi Bằng đã trừ khử được La Đức nhưng không thể tự tiện nói ra, lý do thân phận họ Tô thực hư chưa rõ ráng.

Sau khi lão Tô nghe lời nói có khẩu khí của Lý Bình Trung, lão chớp đôi mắt, lòng xao xuyến, băn khoăn tự hỏi:– Ít nhất cuối đời cũng gặp được những quí nhơn trẻ phù trợ cho mình.

Bỗng lão Tô trở nên tha thiết đời sống bắt đầu khởi sáng, lập tức chuyển sang thực tại trong ngày, miệng cười nói :

― Nào cả nhà chuẩn bị dùng cơm trưa, sau đó làm Dung Dịch Thuật rồi đi bán đậu hủ, quý hài nhi từ đây gọi lão là ngoại tổ nhé, có ai hỏi thì nói ở quê Giang Nam mới lên phụ mua bán, đặc biệt hôm nay Trần nữ nhi cũng đi ra ngoài cho có không khí trong lành, nếu ở trong nhà hoài không tốt, đến khi muốn ra ngoài không biết phương hướng ở đâu mà đi .

Trần Kiều Oanh vốn tính mỹ diệu, nghe người lớn dạy bảo có tình lý, tức thì nàng ứa đôi giọt lệ trong như ngọc, rồi giọng nói cũng phát âm rung động :

― Đa tạ ngoại tổ và cả nhà thương yêu dạy bảo, huynh, đệ của nữ nhi xin nguyện chia sẻ nỗi vui buồn, cộng khổ. Chúng hài nhi xin ngoại tổ và cô mẫu tiếp nhận ghi ơn này.

Lão Tô ngửa mặt lên trời hít một hơi chân khí, trong lòng chưa bao giờ thoải mái như hôm nay, vui nhất là đã thấy tâm tư thật tốt của huynh đệ Hoàng Phi Bằng và khẩn định họ Tô đến hồi trời phải sáng, nghiêm nghị nói để tùy ý cả nhà suy nghĩ :

― Hay lắm, gia đình họ Tô trước đây sống trong bực dọc nay trời mưa rửa sạch, đúng là khởi sắc sông đời mới, khan ninh hơn.

Cả nhà đã trang điểm xong Dung Dịch Thuật, đến khắc ra khỏi nhà đi mở cửa quán, chia thành hai tốp đi trước có Đinh Phi Long, Tô Hà Bích, Trịnh Trường, tốp đi sau có Tô Hà Hải, Tô Hà Cúc, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh. Khi đến nơi Trịnh Trường tập làm việc như bày bán hàng và mời khách dùng đậu hủ. Tốp sau ghé vào quán đậu hơn canh giờ rồi đi thăm cảnh phố phường ngoài thành Phiên Ngung.

Trịnh Trường vốn có máu kinh doanh của gia đình, chàng thấy phía sau quán đậu hủ có ba gian nhà đóng cửa, lập tức máu kinh doanh nhạy cảm, quay lại hỏi Đinh Phi Long :

― Thưa Đinh huynh, ba gian nhà phía sau sao hôm nay họ không mở cửa hàng vậy ?

Đinh Phi Long ngạc nhiên trước câu hỏi đột ngột, cũng không hiểu ý của Trịnh Trường hỏi để làm gì, trả lời lấy lệ :

― Trịnh đệ biết không, ba gian nhà này cùng một chủ, đóng cửa đã hơn bốn năm rồi, lúc trước là một tửu lầu sang trọng hiệu là Lầu Gia Cát, sau đó ông chủ chết không ai trông nom mới đóng cửa, gia đình này chỉ có một người con gái chuyên bán kim hoàn ở bên kia đường, đó là hiệu Kim Bội. Họ có rao bán ba gian nhà này nhưng không thấy ai mau.

Lão Tô cùng con gái đưa vợ chồng Lý Bình Trung thăm khắp nơi ngoài thàng, đến giờ Dậu cả bốn người đi qua phía đông đồi Vọng-cảnh ở đây có rất nhiều loài hoa quí của thành Phiên Ngung, cũng là nơi thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên của hoàng hôn.

Trên lộ trình cả bốn thấy chiếc kiệu lộng lẫy, sang trọng ngược chiều từ trong đi ra, vừa ngang qua cách hai sải tay. Bỗng có tiếng la phát ra giọng cuống họng âm thanh the thé "cứu tôi". Tiếng kêu cầu cứu rất nhỏ như tuyệt vọng. Lão Tô lịch lãm trên đường giang hồ, ông liền bảo Lý Bình Trung :

― Hài nhi, nếu cứu người thì ra tay nhanh lên, bằng không bỏ mặc sự đời.

Từ trong kiệu có một bóng người cao đen phi thân ra, có luồng khí âm hàn ào ạt như thác đổ vô trọng lực, khó ngăn cản nổi, trên tay thanh kiếm hướng tới bốn người nói :

― Xin mời quý các hạ tránh xa, đừng chen vào chuyện riêng tư, nếu cản trở xem như hết muốn sống.

 Lão Tô giật mình, đứng yên, lòng ái ngại tự thầm:– Chính là tên Lâm Tứ Phương lúc trước làm tiểu nhị cho Lầu Gia Cát, không ngờ nay y là người trong giang hồ, võ nghệ không tệ .

Lão Tô vừa thấy Lâm Tứ Phương là đã định được hình dung chính y là kẻ có hành tung bất chính, nhưng chưa biết người đàn bà trong kiệu là ai.

Bất ngờ Lý Bình Trung nghe hắn nói giọng muốn thách thức, chàng liền phóng ánh mắt sắc lạnh như hai mũi kiếm nhìn xoáy vào Lâm Tứ Phương, đồng lúc Lý Bình Trung xuất kiếm hóa giải luồng khí âm hàn của đối phương. Lão Tô thấy kiếm pháp của Lý Bình Trung hẳn nhiên vượt trội hơn Lâm Tứ Phương, ông bật tiếng cười "ha hà" không giấu được vẻ đắc ý, nhìn sang đối thủ nói :

― Kính chào tiểu nhị Lâm Tứ Phương khỏe chứ, hình như đang hành nghề tải khổ nhân phải không ?

Lâm Tứ Phương miệng nghiến răng tự thầm:– Tại hạ xuất nhập thần kỳ bí, khó ai biết được hành tung, nhưng tại sao lão vô danh này biết họ tên tại hạ vậy y là ai chứ, vội hỏi :

― Tại hạ muốn biết danh môn lão tiền bối được không ?

Lão Tô lạnh lùng, trầm giọng đáp :

― Trên giang hồ đương nhiên có nhiều lão lắm, nhưng ít ai biết lão từ đâu đến, trái lại lão biết tất cả những ai không từng sống trong giang hồ, như người ta đã nói: "Người nào bạn ấy" Mỗ muốn biết người phụ nữ trên kiệu là ai ?

Lâm Tứ Phương biết chuyện giết người cướp của không xong có thể bị lộ, thà liều đến cùng, còn có cơ may bịt miệng bọn chúng, liền quay lại nói to với bốn tên khiên kiệu :

― Huynh đệ ra tay trừ những chướng ngại đang cản trở trên bước đường ta đi.

Bốn gã trung niên lập tức bỏ kiệu, phi thân đến trước mặt Tô Hà Hải, một gã lực lưỡng vận nội công vào song kiếm nói :

― Mỗ không cần biết lão già này là ai, cứ Soái ăn Cáo là được rồi, nhân tiện theo chiếu chỉ của Diên vương đưa lão này về Âm phủ, tiến vào.

Tô Hà Hải cảm thấy bốn luồng khí âm hàn xuyên qua kiếm nhập vào cơ thể, vội ra sức dồn chân khí kháng cự, mà lòng kinh hãi nghĩ thầm:– Bốn cao thủ này cũng không phải là tầm thường, rồi nói :

― Chưa biết Cáo ăn Soái hay Soái ăn Cáo cứ ra chiêu thức đi nào ?

Cùng lúc Lâm Tứ Phương xuất kiếm tấn công về hướng của Lý Bình Trung, chiêu thức rất nhanh, hầu như dốc hết tàn lực dũng mãnh, thức kiếm độc hiểm muốn lấy thủ cấp. Bỗng có tiếng một nữ nhân từ trong kiệu rụt rè gọi :

― Xin nhờ quý ân công cứu tôi với.

Tô Hà Hải kinh hãi lùi lại một bước, hướng sang Tô Hà Cúc ra hiệu cứu người trong kiệu và bảo vệ Trần Kiều Oanh nói :

― Nữ nhi cứu người mau lên.

Tiếng kiếm đôi bên thét trong gió "keng keng" lại có âm thanh như tiếng muỗi vo ve đang rót vào tay, theo giọng u hồn, liên tiếp có tiếng người cất lên thanh âm như trong khuya khoắt tịch mịch.

Lý Bình Trung bình tĩnh biết đó là kiếm thuật của tà đạo. Chàng không hề khiếp sợ, trước đó chàng đã có chủ ý:– Không hại người, nhưng đối thủ lại là loại người không hề biết sống liêm sỉ. Cuối cùng chàng quyết định xuất Thái Danh kiếm chánh đạo để hóa giải công lực của đối phương. Chàng xuất mỗi chiêu số mang theo sức nóng cực độ, tiếp đó khí hàn băng giá cùng thanh âm vũ bảo, bám vào thân thể đối thủ xoáy tròn, kéo Lâm Tứ Phương bay cao, y phát ra một tiếng la lớn khủng khiếp, tiếp theo một vòi huyết đỏ vọt trên không trung, khác nào viên pháo thăng thiên, những cao thủ còn lại khiếp sợ phải dừng kiếm đồng hướng đôi mắt về tiếng la cuối cùng từ thủ cấp của Lâm Tứ Phương phát ra.

Lý Bình Trung thừa lúc mọi người còn ngơ ngẩn trước tiếng la chưa chấm dứt của Lâm Tứ Phương, phi thân đến trợ lực cho Tô Hà Hải, chân của Lý Bình Trung vừa chạm xuống đất kiếm thần tốc xuất chiêu "Đại la kiếm" bất kỳ ý, trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm". Chàng mới xoay tay nhẹ một chiêu lấy được bốn thủ cấp trong một khoảng khắc, tay đã tra kiếm vào vỏ từ lúc nào, chính Tô Hà Hải còn không biết.

Tô Hà Hải thu chiêu về, đứng đờ người ra, vô cùng ngạc nhiên kiếm pháp của Lý Bình Trung, lão không khỏi sửng sốt nghĩ thầm:– Quả là nhân tài kiệt xuất, mỗ đấu cả buổi với bốn tên cao thủ, mới được trên thế thượng phong, mồ hôi đã nhễ nhại chảy ra như nước, nội lực cũng không còn là bao, thế mà một chiêu thức kiếm phi thường đã cho cả bọn đi về thiên trúc, trên cõi đời này có kiếm pháp này hay sao ?

Tô Hà Hải cảm thấy bình an nhắm mắt hành công cho khí huyết lưu thông tuần hoàn trở lại, rồi mới mở mắt ra, nhìn Lý Bình Trung nói :

― Ngoại tổ cảm kích hài nhi lắm, không ngờ một trợ thủ xuất chúng hơn người, quả là nhà có phước lớn, hôm nay cho ngoại tổ mở mắt hãnh diện với đời.

Trong kiệu có tiếng nói lẩm bẩm yếu ớt :

― Quý ân công cứu tôi với.

Trần Kiều Oanh bước đến kiệu, nói giọng khẩn thiết :

― Xin đại thẩm an tâm, đừng sợ đã qua khỏi tai nạn rồi.

Trần Kiều Oanh cúi người, tay vén màn kiệu, thấy người phụ nữ lớn tuổi ăn mặc hoa lệ trên cổ bị tròng vải lụa, hai mối đầu vải cột vào thành kiệu, chân tay cũng bị trói lại, tư thế ngồi nhưng không cử động được. Người phụ nữ trong kiệu vội nói yếu ớt từ hơi thở bị chẹn cổ họng, mắt hướng lên vải lụa, miệng cố thành lời :

― Quý ânn công mau tháo đầu vải lụa thì có cơ may tiện nữ được sống.

Trần Kiều Oanh nhanh nhẹn búng một khuy nút áo vào đầu vải lụa trắng đứt làm đôi, người phụ nữ mất thăng bằng ngã xuống sàn kiệu. Nàng liền búng tiếp khuy nút áo thứ hai giây thừng buộc trói hai chân và tay, người phụ nữ ngồi lại tư thế bình thuờng, bà chấp hai tay cúi mình thi lễ, nói :

― Đa tạ nữ ân công cứu mạng.

Trần Kiều Oanh dìu dắt người phụ nữ sang trọng ra khỏi kiệu, bà hít sâu một hơi thở, lòng mừng rỡ nghĩ thầm:– Phước nhà còn lớn, tưởng chừng trên đường đi về cảnh giới khác, không ngờ sống lại được, cũng nhờ những ân công mà ta chưa hề quen biết, họ đã xả thân dành lại mạng sống của ta từ tay Lâm Tứ Phương. Tuy ta không hiểu võ học nhưng nghe được tiếng kiếm, tiếng người la chát chúa rợn người, những tiếng gió thổi, tiếng đất đá bay "vù vù" cả một vùng rộng lớn, đủ cho biết đây là cuộc thư hùng rất khốc liệt .

Người phụ nữ khuôn mặt trái song da vàng, vẫn còn vài nét sợ hải chưa phai, đôi má bắt đầu chuyển sang sắc da trắng hồng hào, đôi mắt cũng đã lấy lại niềm tin, đôi môi có nụ cười hy vọng biểu hiện trong lòng đối với những ân công cứu mạng sống rất là sâu sắc. Người phụ nữ chắp tay cúi đầu thở dài nói:– Đúng là quan hệ nhân thế phức tạp. Bà thở tiếp một hơi dài, rồi tự giới thiệu tỏ lòng tạ ơn:– Thân tiện nữ goá bụa thân côi, họ Phùng tên Hoa Phấn, xin kính cẩn nghi ơn bốn ân công xả thân lấy lại đời sống mới cho tiện nữ, gặp khổ mạng mà được di phúc tử, sự tái tạo này tiện nữ sẽ phụng đáp quý ân công.

Tô Hà Hải xăng xái bước tới gần, chắp tay thi lễ, miệng cười nói :

― Thưa thẩm thẩm Kim Bội, đây là nữ nhi của tại hạ còn hai vị này là cháu ngoại nam họ Tô tên Bình Trung, nữ Trần Oanh Kiều là đôi vợ chồng trẻ. Thưa thẩm thẩm Kim Bội, chúng tại hạ không tiếp nhận đền đáp gì cả, mọi việc đều có trời cao tự bày ra và tự hóa giải đó mà. Hôm nay đại thẩm bị đại nạng không chết ắt có hậu phước, đúng là sống chết có mạng, phú quí do thiên. À đây cũng là dịp được biết phương danh của thẩm thẩm, từ lâu nay tại hạ thường gọi là nhà Kim Bội.

Phùng Hoa Phấn ngạc nhiên không biết bốn người này từ đâu đến mà lại biết bổn cô nói :

― Tiện nữ thất lễ cùng quý anh hùng, lẽ nào vô tình không gặp nhau một lần hay sau ? Dù mỗi ngày tiện nữ tiếp khách hơn trăm người ra vào Kim Bội cũng nhớ tất cả. Thực ra quý anh hùng chưa hề đến Kim Bội một lần nào ?

Tô Hà Hải thán phục cách nói chuyện của người kinh doanh đại phú :

― Chúng tại hạ tuy không phải là khách của Kim Bội nhưng là khách của Lầu Gia Cát, chúng tại hạ chính là quán đậu hủ bảy món ở trước cửa Lầu Gia Cát, nhờ mái hiên ấy mới độ nhật qua ngày, đó chẳng phải là ân hay sao ?

Phùng Hoa Phấn chợt nhớ ra điều gì, hơi ngập ngừng rồi lên tiếng :

― Nhớ ra rồi, đúng là lão tiền bối chính hình hài này nhưng sao khuôn mặt lại khác, không phải là khuôn mặt thực chớ ? Tiện nữ mỗi ngày gặp ở quán đậu hủ bảy món nổi tiếng hơn bốn năm ở Phiên Ngung thành này.

Tô Hà Hải mỉm cười đáp :

― Quả là thẩm thẩm đoán không sai, ở đời khó thấy người chân thật, cho nên mượn bề ngoài để ẩn thân đó vậy, xin mời thẩm thẩm cùng chúng tại hạ dời gót về nhà kẻo trời tối, trên đường đi cũng là dịp chuyện trò một kiếp sinh.

Lý Bình Trung nghĩ đoạn. Mỗ muốn để lại những vết tích làm cảnh cáo cho những tên đại ác tại Phiên Ngung Thành nói :

― Thưa ngoại tổ và cô mẫu, nhân dịp này làm một việc tâm lý cảnh cáo những phần tử giang hồ bất chính, nhất là quân quan tham ô, hạch sách dân lành vô tội.

Tô Hà Hải lấy làm lạ, sửng sốt hỏi :

― Hài nhi làm việc gì và như thế nào ?

Lý Bình Trung vốn đã bất bình những kẻ tự xưng danh giang hồ nhưng hành động lấy mạnh hiếp yếu, đáp :

― Thưa nội tổ là như thế này, hài nhi quăng những thủ cấp và chiếc kiệu xuống sông, rồi lật thân lưng tử thi, xé bào phục viết vào mỗi tử thi như thế này:– Bất dung kẻ cướp của giết người, hiếp yếu. Bất dung quan trường tham ô, bán chức. Bất dung cường hào ác bá, đàng áp Lạc dân. Bất dung kẻ nhiễu loạn biên cương, bán đất, bán biển cho nhà Hán. Bất dung kẻ làm phản cấu kết gian tế, thông đồng ngoại ban ly gián lòng dân.

Tô Hà Hải nghe thế thì hưởng ứng ngay, nhoẻn miệng cười nói :

― Hài nhi đúng là tính việc trước lo việc hậu có chí khí, quang minh chính đại, nào thực hiện sớm về sớm.

Tất cả lên tiếng tán đồng, nhất là Phùng Hoa Phấn thở phào một hơi, cất giọng dịu dàng nói :

― Quả là Lý ân công tính chu đáo, có những suy nghĩ của anh hùng. Tiện nữ ước gì võ lâm thống trị thiên hạ phải là người nhân ái, một khi đã là nhân ái thì tính thường tu dưỡng, tiếp nhận lời khuyên người bên cạnh.

Huỳnh Tâm

Chương 2
Thành Phiên Ngung lộng gió tuyết băng

— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét