Phương Trời Bách Việt - Chương Một ( Huỳnh Tâm )

Vỗ Án Hét Thành Ca Chính Khí
Tiết trời Đông lành lạnh, hình bóng của Hương Tri Túc xuất hiện lần đầu tiên tại doanh trại của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung xa xâm, đến hay đi không khác nào vần trăng tròn sáng rực trong đêm, tuy dung mạo mảnh khảnh, chứa sức chịu đựng những cơn gió bụi giang hồ. Trừ Hoàng Phi Bằng và Lữ Thư ra không ai biết Nàng là Công chúa.

Tinh tế của những đôi mắt tam nữ Thúc Thúc họ Chu, đoán quyết Nàng sinh ra trong lầu son điện các, lấy thân phận rong ruổi giang hồ để nhận gió sương trên khắp dặm đường đời, mỗi người đều có sắp xếp của tạo hóa. Đêm nay trăng ánh sáng vằng vặc, đưa bước chân của ngoài chiến trận vê nơi cư trú ngụ, trong ấy có nàng Trí Tú. Trước mắt Nàng hiện ra toàn cảnh núi rừng chon von hùng vĩ, trong tiếng reo của dã thú rừng khuya, khiến nàng nhớ lần đầu đến động Nam Khê Sơn, tận hưởng cõi tình rạo rực về một chân dung văn võ song toàn, lúc nào cũng yêu nhau ân ái chan chan.
Có những cử chỉ ngó chằm chặp, hình như phát hiện Nàng khác thường, với đôi mắt ba Cô mẫu Vũ Thư Minh, nhìn thấu cả tứ phía. Náng vẫn ôn nhu thư thái chân bước theo mọi người đi về phía trước, càng đến gần nhan sắc lộ ra. Chu Mẫu khen thầm:– Sao mà đẹp thế cổ cánh tay đầy thịt săn cứng tròn, chân cao thong dong bước đi không chặm không hối hả, cần cổ cao tròn, ba thứ quí tướng này, đủ phát họa một một chân dung mỹ nhân.
Họ nhìn qua Lữ Thư bằng một trầm trồ, đời sống của nàng trung chinh với đôi hàm răng màu sắc trắng sáng, lớn nhỏ đều đặng như nhau. Mi mắt dày, nước mắt chảy mãi, chứa nhiều tâm sự, đây gọi là cặp mắt tự trì, chính phụ gặp lắm gian truân. Cả hai thiếu nữ có một bút pháp mỹ lệ tinh hoa, một nét bút ung dung, hai nét bút mỹ miều, ba nét bút phong mãnh, bốn nét bút sinh động, chứa sức mạnh và hấp thụ tạo hóa, tuy nhiên Hương Trí Túc trội hơn.

Tất cả vào sảnh đường được ba Thúc mẫu họ Chu chiêu đãi những anh hùng chiến thắng trận Ly Bộ trở về. Buổi cơm tối cả gia đình kể hết chuyện xưa nay đồng nghe, ai cũng có chuyện vui mừng náo nhiệt, nào là Trí Túc gặp tai nạn, đi thăm Ngoại Tổ, thắng trận Ly Bộ, gặp Mã Tử Di.
Tam Thúc Mẫu gặp lại Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng, cuộc hội ngộ hai ngày vui vô kể, nói:
— Trời đã định chúng cô Mẫu làm việc gì cũng cùng lúc, đến nổi sinh con cũng thế, chỉ khác ý ai trách nhiệm nuôi con.
Hoàng Phi Bằng hiểu được ý thưa :
― Ai nuôi cũng được, nhưng sau năm năm quý Thúc Mẫu đưa cho tỷ Lữ Thư nuôi, quý Thúc Mẫu đồng ý chứ ?
Đương nhiên cả ba bà mẹ họ Chu đồng ý đề nghị này, hy vọng thành nhân chi mỹ dưới sự giáo dục của Hoàng Phi Bằng.

Sau buổi cơm tối Lữ Thư gặp lại Lê Chí Nam, nàng để ý vết thương của Nam, trong lòng có ít nhiều lo âu, nói :
― Vết thương thế nào rồi hả huynh, đưa cho muội xem lại có còn trầm trọng không ?
Lê Chí Nam nghe lời nói có âm điệu bối rối, chàng liền suy nghĩ:– Không phải trả lời thế nào đây, đau cũng khổ mà không đau càng khổ hơn, ai có biết ta đây để ý tình nàng! Cũng phải thôi, Nàng nguyên tướng soái của mỗ, phải trả lời cho thực ý :
― Thưa, nữ hiệp nếu hỏi có ý nghĩa, dù có đau nhức mấy cũng không đau, bằng không chỉ đau nhức nhẹ cũng vì nó mà đau khắp trong lòng.
Chàng cười, cởi áo lộ ra đôi vai vạm vỡ, tay Nàng lau sạch vết thương, thoa nhẹ lên vết thương một lớp "Cao Hoàng Đơn" rồi băng bó lại. Nàng nói :
— Đại huynh, đây là lọ "Cao Hoàng Đơn" huynh nhớ thoa mỗi ngày nhé, vết thương tuy nặng nhưng thoa thuốc đều đặng là khoải.
Chàng ít nói, Nàng cũng hiểu được ý muốn nhắn tin duyên, cả hai để trong lòng một mối tình chờ, hẹn ngày tái ngộ thổ lộ gia lễ. Chàng cảm nhận được mối tình này, nói:
— Tại hạ, đương nhiên phải vâng lời dặn dò của Lữ Thư nữ hiệp, hẹn dịp sau báo đáp ân Muội.
Nàng cúi đầu đôi môi mỉm cười hơi e thẹn, chân nhẹ bước từ giả chàng. Lữ Thư, Trí Túc, Hoàng Phi Bằng từ giả Vũ Thúc thúc, ba vị Thúc mẫu và Lê Chí Nam đi thẳng về Quế Lâm Phủ.
Hoàng Phi Bằng tường thuật trận Ly Bộ để tổ phụ Hoàng Trung Nhất và Ngoại tổ Lý Đại Châu cùng nghe, cả nhà vui mừng chiến trận đắc thắng.
Lữ Thư gặp lại Hoàng Phi Khải khơi chuyện:
― Thưa đại huynh, hiện nay Công chúa Hương Trí Túc có thể sinh hoạt tại động Nam Khê Sơn, hay là đưa Công chúa về Phiên Ngung ?
 Hoàng Phi Khải biết muội của mình muốn chọc quê, đành phải cố lờ đi, chỉ nói :
― Thế à.
Lữ Thư tiếp tục nói :
― Công chúa đã là tình nhân của huynh, tại sao lại để người ta tự ý giang hồ, nếu không may thì huynh có tội với người trên đó.
Hoàng Phi Khải cũng chỉ trả lời :
― Thế à.
Lữ Thư tức quá nói tiếp :
― Công chúa bị bệnh nặng lắm, nhất là trên mặt có nhiều vết thương do trận chiến Ly Bộ mà ra.
Hoàng Phi Khải cũng chỉ trả lời :
― Thế à.
Lữ Thư muốn Hoàng Phi Khải chú ý, ít nhất có đôi lời khen Ta chứ hay là không thương Công chúa, trái lại Khải đại huynh cứ nói thế à. Lữ Thư phát cáu hỏi tiếp :
― Đại huynh đang tụng kinh "thế à" có nghĩa là gì chứ, nếu còn nói "thế à" thì con nhỏ này không nói nữa ?
Thựa ra Hoàng Phi Khải đã biết tường tận về hành động của Công chúa Hương Trí Túc, tình yêu lúc nào cũng tâm sự trước khi thiên hạ biết đến, Trí Túc và Phi Khải có chủ ý riêng không thể để người ngoài cưộc biết được, còn sinh hoạt tại động Nam Khê Sơn, Hươn Trí Túc muốn đến và đi còn tùy sở thích.
Hoàng Phi Khải thấy Lữ Thư vẫn còn tính lên ba, cho nên chàng giả bộ lấy lòng :
― Ngu huynh đa tạ hiền muội nhiều và nhiều được chưa. Thôi thì muội kể tiếp về Công chúa cho ngu huynh nghe nào.
Lư Thư kể từng chi tiết hành hiệp tại Ly Bộ không bỏ một cử chỉ đẹp nào, trong lời kể có hư, có thật không khác nào một vở hát Bội lạc tuồng. Nàng muốn Hoàng Phi Khải phải thổ lộ ra ngoài tình ý yêu Hương Trí Túc, qua lời kể của Lữ Thư cũng làm Phi Khải động lòng trong mọi sự đã biết trước, nay cô em kể lại cho xúc tích thêm, tác động một tình yêu của Phi Khải và Trí Túc mà thôi.
Hoàng Phi Khải thấy Lữ Thư quá chú ý tình riêng của người anh này, đành phải khen lấy lòng :
― Cũng may có muội và Bằng hiền đệ ra tay nghĩa hiệp cho nên Công chúa mới được an toàn, huynh thay mặt Công chúa đa tạ ân công. Muội có biết không, tính tình của Công chúa rất là khí khái, hâm mộ hiền nhân kỳ tài không ngại khó, nhất là đi tầm Phi Bằng hiền đệ để bái sư, Công chúa thông minh cầu tiến. Phi Bằng hiền đệ có thu nhận Công chúa làm đệ tử không ?
Lữ Thư nũng nịu bĩu môi trả lời :
― Thưa đại huynh, Phi Bằng hiền đệ không thu làm đệ tử vì tương lai Công chúa là đại tỷ, chính đại huynh đã điểm giải bác huyệt cho Công chúa, còn dạy cho Công chúa những võ học do huynh khám phá, tuy nay Công chúa chưa hiểu thấu nguyên nhân, nhưng sau này cũng sẽ biết, Công chúa còn cho Muội biết liên hệ tình cảm với huynh rất thắm thiết đó ạ. Lữ Thư biểu môi, rồi nói tiếp:– Muội cùng Phi Bằng hiền đệ lúc nào cũng xem Công chúa là Tỷ ca đó đại huynh khờ.
Hoàng Phi Khải đỏ mặt bị Lữ Thư kháo khỉnh vạch mặt chỉ tên, chàng cười mỉm chi nói :
― Ngu huynh ghét nhất ai biết tình riêng của mỗ.
Lầu đầu tiên Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng nghe đại huynh nói về tình yêu. Lữ Thư nói đùa :
― Khải đại huynh phải biết rằng Công chúa rất tin tưởng bề vai của huynh, nếu đã yêu người ta thì phải cân cần, lo chi ly tình cảm cho nhau, đừng để trong lòng người khác tan nát đó ạ .
Hoàng Phi Khải cũng có ý thăm dò sự khôn lớn của Lữ Thư, liền nói  :
― Lữ Thư hiền muội chưa có tình yêu thì làm sao mà biết trong lòng người khác tan nát, bởi vậy muội phải biết tình yêu đã, khi có tan nát thì muội mới lớn khôn, muội gỡ được sợi dây tình yêu là thắng cuộc sống, nếu tình yêu lúc nào cũng tốt đẹp thì muội hạnh phúc hơn người rồi.
Lữ Thư không ngại lãnh vực tình yêu hỏi tiếp :
― Trong thư phòng có sách viết về tình yêu không cho tiểu muội độc với.
Hoàng Phi Khải tính bổn thiện đáp :
― Thực ra trong thư phòng không có mục lục thư tình yêu nào cả, nhưng trong thư pháp, binh pháp có nói về tình yêu cũng là một võ học kỳ tài, ví dụ như thời Ngô Phù Sai mất nước cũng vì tình yêu, vua Câu Tiễn phục quốc cũng nhờ tình yêu, nếu mai này ngu huynh phụng sự gia gia, mẫu thân cũng nhờ tình yêu, huynh hy vọng sống trong mọi thứ tình yêu đo.
Lữ Thư thích đùa dai nói :
― Đại huynh lý luận về tình yêu cũng kha khá đấy, bội phục nhưng mà vật gì không cầm được thì khó giữ được, tình yêu là một song từ vô hình dung làm sao mình biết thưởng thức tình yêu, hởi đại huynh của muội.
Hoàng Phi Khải giải thích :
― Muội thấy gia gia, mẫu thân, hai người họ yêu nhau như thế nào thì đai huynh, hiền muội và Phi Bằng hiền đệ cũng như thế ấy vì trời sinh ra mọi vật đều ban tình yêu, quan trọng nhất là mình trân quí tình yêu, đừng để nó hư hao và mãi mãi không có được.
Ý của Lữ Thư muốn Hoàng Phi Khải nói về tình yên đôi lứa nhất là đối tượng Trí Túc, chứ không phải nói tình yêu toàn diện, nàng nói khích :
― Khi nào đại huynh quyết định lập gia đình với Công chúa, hiện nay Công chúa ngày đêm mong nhớ đại huynh đó .
Hoàng Phi Khải trả lời cho gọn :
― Cảm ơn suy nghĩ tốt của Tiểu muội, Công chúa đương nhiên thường bên cạnh huynh, nhưng không nhất thiết ở mãi tại động Nam Khê Sơn hay Phiên Ngung thành, làm người phải có sự tự do tìm môi trường sống, từ đó chất chứa nhiều điều hay mà tuổi thanh xuân cần luyện tập.
Lữ Thư cười đùa :
― Đại huynh không sợ mất người yêu hay sao, trong động có nhiều thanh xuân tuấn tú, đẹp trai, võ học phi trường, nếu Công chúa để lòng người khác thì... Đại huynh có biết câu ca này không: "Qua truông em đạp phải gai. Em ngồi em lể trách ai hững hờ".
Hoàng Phi Khải cười rồi nói :
― Hiền muội quá lo, có biết không, ca dao là tài sản văn hóa chung của Bách Việt, không một ai sửa đổi lời được, muội vì huynh mà thay vào hai từ ( hững hờ ) thực tế hai từ ấy là (không chờ) kể ra muội cũng tài lấy hai từ ( hững hờ ) thì hợp với tâm tình của huynh, nhưng mà muội không hiểu hết tình yêu của Công chúa dành riêng cho huynh đâu. Muội không sợ Công chúa sao, nói cho muội biết, tính tình của Công chúa còn bướng hơn muội trăm lần, bướng cầu tiến, bướng đội đá vá trời. Còn muội bướng để làm nũng với huynh, chỉ có huynh mới chiều chuộng muội mà thôi, nhưng mà không sao, sau này chị dâu chữa trị chứng bệnh bướng cho muội. Thế nào em chồng có sợ chị dâu chưa ?
Lữ Thư tự suy luận, thực ra mình rất mến mộ Công chúa, còn hơn kính trọng nữa, Công chúa rất thông minh, tính kiên cường, chứ không phải bướng như đại huynh nói, thì ra đại huynh nói đùa với mình cho vui, nhưng đứng trước mặt đại huynh thì mình đốt lửa thử vàng chứ nói:
― Thiệt hả, vậy từ đây muội cấm huynh không được lấy Công chúa Hương Trí Túc. Muội về động sẽ dụng võ cạo da mặt, tróc da đầu thử đại huynh còn thương được không.
Hoàng Phi Khải giả bộ khuyên can :
― Thôi thôi, muội đừng làm vậy tội người ta, thà huynh không yêu họ nữa, muội tha Công chúa nhé ?
Lữ Thư cười đáp :
― Có như vậy mới là đại huynh của muội chứ, huynh lập gia đình thì không còn thời gian để lo cho muội. Nàng cười ôm bụng nói tiếp:– Được rồi từ đây muội cảm thông, cho phép đại huynh yêu Công chúa, nếu không thì huynh đêm nằm nhớ nhung rồi sẽ bệnh, muội có một điều kiện cuối cùng khi lập gia đình với người ta thì phải trọn kiếp, không thể trai năm thê bảy thiếp, đó là luật của muội, đại huynh nghĩ thế nào ?
Hoàng Phi Khải cười đáp :
― Muội gia ân luật lệ cho huynh, như vậy nào dám không tuân lệnh, huynh có bao giờ cải lại muội đâu.
Lữ Thư cười híp mắt nói :
― Đại huynh nghe rõ, đây là lệnh tạm thời, nửa tháng sau muội cùng Công chúa về nhà thăm Gia gia Mẫu thân, đại huynh chuẩn bị nhé ?
Hoàng Phi Khải giả bộ hai tay để trước ngực nói :
― Được lắm, nếu Công chúa đến nhà mình không đúng hẹn, thì huynh có quyền đi tìm người khác để yêu vậy.
Lữ Thư am hiểu vốn đại huynh là người hiền tài văn võ song toàn, tình yêu cũng sâu sắc, nhưng hoàn toàn kín đáo không lộ ra ngoài, bởi vậy khó ai biết được, nếu đem so sánh kỳ tài giữa đại huynh với Phi Bằng đệ thì không biết ai hơn ai, chỉ có huynh và đệ mới biết cao thấp.
Lúc này Lữ Thư cũng đã biết ý nghĩa của tình yêu là gì rồi, nhưng tiếc thay anh hùng đó có trong lòng mà đang ở sơn trại Ly Bộ tuy nàng cùng Lê Chí Nam tâm đầu ý hợp nhưng thời gian quá ngắn không đủ để tìm hiểu, còn trong động toàn là một lủ em tai của nàng. Nàng hỏi Hoàng Phi Khải :
― Khi nào tiểu muội có tình yêu, thì đi bái sư phụ Hoàng Phi Khải được không ?
Hoàng Phi Khải cười "ha hà…" nói :
― Dễ thôi, sư phụ sẵn sàng truyền hết bí quyết tình yêu cho đệ tử, hy vọng lấy đó làm vốn cho cuộc đời thăng hoa.
Cả ba anh em họ Hoàng đồng ôm bụng cười, rồi đi ngủ chúc nhau bình an. Trưa hôm sau Lý Đại Châu đại diện cả gia đình Hoàng Phi Chỉnh xin tạm biệt, hẹn Quế Lâm Vương ngày tái ngộ. Hoàng Trung Nhất tiển chân, Lý Đại Châu trực chỉ thẳng về hướng nam Giao Chỉ.
Đúng nửa tháng Phi Khải, Trí Túc, Lữ Thư và Phi Bắng về đến động Nam Khê Sơn. Vấn an huynh, đệ, muội trong động, ai cũng vui mừng đến ngày khảo hạch khả năng võ nghiệp. Ba huynh đệ họ Hoàng cùng Lý Bình Trung lên xem động trên, thấy phối trí ngăn nắp, chỗ ăn, nơi ở, động kho lưu trừ lương thực, động kho binh khí, đại sảnh đường, tiểu sảnh đường, võ đường. Chỉ ngày lành tháng tốt Hoàng Phi Khải ban lệnh mới được ở.
Hoàng Phi Khải thấy động trên khang trang rất hài lòng, hỏi Lý Bình Trung :
― Đại huynh phối trí trong động hoàn tất từ khi nào ?
Lý Bình Trung xem thành quả này là một kỳ tích, không giấu nổi vui mừng đáp :
― Hiền đệ có biết không, huynh, đệ, muội hăng hái làm việc mong sao đến ngày dời lên động trên, hầu mỗi cá nhân được ổn định hơn, việc hoàn tất cách đây tám ngày. Huynh ra lệnh không cần lên động trên nữa, chờ khi nào có lệnh khánh thành, khi ấy tự do sinh cư động trên, thời gian còn lại lo luyện tập bộ pháp và nội công.
Hoàng Phi Khải tuy khen Lý Bình Trung, nhưng thấy có dấu hiệu đáng khả nghi, có kẻ gian ra vào động trên, nói :
― Đại huynh từ lúc này cẩn thận có dấu hiệu không tốt. Ba ngày nữa cũng vào giờ này Lý huynh, Lữ Thư, Phi Bằng, Trịnh đệ và tại hạ hẹn nhau tại đây, không được cho ai biết. Lý huynh hãy chú ý người trong động, đừng xem thường kẻ sấu xuất hiện.
Hoàng Phi Khải phất hai bàn tay luồng khí tỏa rộng xuống đất, khắp động phủ một lớp bụi rất mỏng, mắt thường khó ai ngờ việc gì sẽ đến, những ai có nhãn lực mới thấy được lớp bụi này, mục đích đề phòng cũng để làm chứng tìm kẻ gian của người trong động. Hoàng Phi Khải nói tiếp:– Phần hướng dẫn luyện tập nội công do Lý huynh vẫn tiếp tục như mọi ngày, à riêng Lý huynh tập luyện nội công có tiến triển gì không ?
Lý Bình Trung ung dung trả lời :
― Khải hiền đệ à, mỗi ngày huynh khổ luyện, cố gắng công phu lắm mới đạt được một phần nội công.
Hoàng Phi Bằng đứng kế bên, đề nghị với Lý Bình Trung :
― Tại sao huynh không dụng "Bát Quái Lĩnh Nam" để hỗ trợ trong lúc công phu, có như thế thì tiến bộ nhanh hơn.
Lý Bình Trung mắt bừng sáng lãnh hội, liền nói :
― Đa tạ hiền đệ chỉ giáo, quả là có vốn "Bát Quái Lĩnh Nam" mà không biết tạo của cải để sống.
Hoàng Phi Bằng nhắc nhớ tiếp :
― Đệ đã truyền "Bát Quái Lĩnh Nam" cho tỷ Lữ Thư, Lý huynh và Trịnh đệ cùng một pháp, cứ theo đó mà luyện tập thì ắt không sai. HPB nói tiếp: – Thưa, Lý huynh bây giờ đệ phải đi việc riêng tạm biệt.

Hoàng Phi Bằng mời Phi Khải, Lữ Thư, Trí Túc viêng thăm động Lạc Việt, vừa vào động có hơn bảy mươi đại hạc bay xuống ríu rít bên chàng, liền lấy con tu hú ra quay mấy vòng ý ám hiệu giới thiệu khách mới, nói:
― Mỗ nhớ quý huynh, đệ hạc lắm, huynh tỷ của mỗ viếng thăm quý vị và chúc mạnh khoẻ.
Trên tay chàng cầm tu hú quay từng hiệp một hỏi :
― Ở nhà xuống động chơi có vui không, ăn ngủ thế nào, lương thực khô, cá, tôm, cua, trái cây ăn có ngon và đủ không ?
Mỗi câu hỏi của chàng bầy hạc đồng gật đầu, riêng câu hỏi "Ở nhà có người lạ mặt vào động không" Cả bầy hạc đồng lắc đầu qua lại hai lần, ý khẩn định không có người lạ mặt vào động.
Hoàng Phi Bằng an tâm, thực ra chàng thừa biết động Lạc Việt khó có ai phát hiện vì nằm trong đồ trận, dù kỳ tài bạt chúng cũng không vào được, duy chỉ có đại huynh Phi Khải vào động được, nhờ có võ học kỳ tài đi và đến không lưu dấu. Lần này huynh, tỷ và chàng về động chú ý sinh hoạt huynh tỷ gia đình và tìm con Bạch hầu.
Chàng quay một vòng tu hú hỏi hạc :
― Có thấy con Bạch hầu xuống đây ăn trái cây không ?
Bầy hạc vốn không biết nói láo, gật đầu  trả lời :
― Có thấy.
Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp:
―  Huynh đệ hạc có làm bạn với Bạch hầu không ?
Hạc gật đầu trả lời :
― Có.
Hoàng Phi Bằng để lòng hỏi tiếp :
― Vậy Bạch hầu ở đâu ?
Một đại hạc chỉ đường, bay vào suối lấy mỏ gõ vào phiến đá ba lần, gọi :
― Bạch hầu ơi ra đây.
Bạch hầu tình cờ chui đầu ra, thấy Hoàng Phi Bằng lật đật thụt đầu vào, không ngờ Hoàng Phi Bằng đưa tay túm lấy đầu Bạch hầu, la "éc éc…" giận dữ.
Hoàng Phi Bằng liền trấn an :
― Mi an tâm, mỗ không làm gì để mi đau khổ cả, mỗ muốn biết vài điều thôi. Chàng hỏi tiếp:– Mi sống ở đây đã bao lâu rồi ?
Bạch hầu viết trên không có tính cách thử thách chàng :
― Này anh bạn trẻ, hãy gọi là Lão mới đúng, lão sống ở đây gần trăm năm dư, mi không thấy thân thể của lão à ?
Hoàng Phi Bằng nửa tin nửa không, liền trố mắt hỏi :
― Tại hạ chưa đọc sách nào viết về họ khỉ sống lâu năm, nếu thụ được phép sống lâu thì có ích lợi gì ?
Bạch hầu nhe răng trả lời :
― Mi hỏi câu này hay nhỉ "hi hi…", lão sống nhờ loài người ban phép, sống lâu hay chết sớm là do mình quyết định, tuy loài người biết nhiều phép sống lâu năm nhưng không quá hai trăm năm là đã chết, còn lão Khẹc mỗ sống lâu thế nầy nhờ luyện phép sống âm dương.
Mi hỏi phép sống để làm gì, muốn luyện hả, chính mi là người bẩm thụ hưởng khí sinh âm dương, cho nên mới được hưởng bí truyền võ học trong động Lạc Việt. Chính lão giữ động này cho người tốt như mi vào động, nếu mi là kẻ bất lương chỉ cần một phiến đá nhỏ cũng đủ hóa thành cát bụi rồi .
Hoàng Phi Bằng tuy lòng có phần bối rối, vẫn phải rán lấy bình tĩnh trịnh trọng thưa :
― Thưa ngài có thể cho tại hạ biết quý danh ?
Bạch khẹc trả lời :
― Từ khi lão sinh ra đời chẳng có mẹ cha thì làm sao mà biết tên tuổi chứ, xin các hạ gọi tạm lão là Bạch Khẹc thay cho họ cả tên .
Hoàng Phi Bằng trịnh trọng nói tiếp:
― Tại hạ xin bái lão Bạch Khẹc làm sư phụ được không ?
Bạch khẹc nhen răng cười, đáp :
― Ừ hay nhỉ, nhưng mà lão không nhận đệ tử, nếu thấy tiện thì kết nghĩa huynh đệ cũng được, có phải được chơi chung với nhau thì vui hơn không ?
Hoàng Phi Bằng gật đầu, chắp tay xá hai xá kết nghĩa huynh đệ, hỏi :
― Tại sao đại huynh không xuất hiện mà cứ lẩn tránh như thế này ?
Bạch khẹc ung dung trả lời :
― Ngu huynh đâu có lẩn tránh xá đệ bao giờ, tại vì xá đệ vào động này không thấy huynh đó thôi, thực ra ngu huynh đã biết sớm trong động sẽ có hiền nhân xuất hiện. Từ đó xá đệ làm việc gì huynh cũng biết hết, đôi khi huynh ở gần đệ kia mà.
Hoàng Phi Bằng cười, vỡ lẽ ra có Bạch Khẹc bên cạnh hướng dẫn luyện tập võ học và chỉ đường đến kho tàng nói :
― Thảo nào nghe âm ngữ người lơ lớ, cũng như mấy năm về trước nhãn lực của xá đệ tầm thường cho nên không thấy hiền huynh, còn ngày nay nhãn lực thông suốt mới nhận diện được huynh.
Đôi mắt tròn xoe của Bạch khẹc giương lên, trề môi khen :
― Xá đệ nói đúng không sai, nhân đây huynh cảm ơn xá đệ đã chiếu cố đến thân già này rồi.
Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên hỏi lại :
― Tại sao huynh lại cảm ơn xá đệ ?
Bạch khẹc thích thú đáp :
― Nhờ vườn cây ăn trái huynh đệ ta mới có cơ hội gặp nhau, lúc trước huynh ra ngoài động để kiếm ăn, nay không cần đi xa nữa, trái cây ở đây rất nhiều hơn bên ngoài, lại còn thơm ngon hảo khẩu. Đó là cảm ơn xá đệ cho huynh tha hồ ăn, ừ nhỉ huynh còn kết nghĩa với nhiều bạn hạc trong động nữa đấy. Bỗng dưng huynh nhớ loài người và loài vật có liên hệ cùng sự sống, mà ngày xưa sư phụ có dạy hai câu này nhé "Cứu nhân nhân oán, cứu vật vật ơn". Tuy là vậy cũng có câu khác nhân nghĩa lắm "Cứu nhất nhân, đắc vạn phúc". Xá đệ hiểu hai câu phong dao này không ?
Hoàng Phi Bằng đương nhiêu có học qua hai câu vở lòng của tục ngữ phong dao về sử thế phân biệt tốt xấu:
― Đại huynh cũng học được hai câu răn đời này ư, ý nghĩa nói về đức mà con người phải sống ?
Bạch Khẹc xua tay lắc đầu nói :
― Đệ à, đã kết nghĩa tình huynh đệ rồi mà tay vẫn còn bóp cổ lão hoài vậy. Lão muốn tắt thở đến nơi rồi ?
Hoàng Phi Bằng mãi mơ nói chuyện quên thả Bạch Khẹc ra, liền nói :
― Xin lỗi đại huynh, tay của tiểu đệ vô tình, còn lòng vô ý.
Hoàng Phi Bằng vội buông tay ra, Bạch khẹc phóng xuống đất liền trổ tài bút đàm :
― Xá đệ vô ý chín lần như thế nầy thì lão chỉ còn xác chết mà thôi.
Hoàng Phi Bằng thấy Bạch Khẹc tinh khôn, nói chí chóe miệng nhe răng lia lịa, chàng hỏi :
― Đại huynh ra khỏi động bằng cửa nào ?
Bạch khẹc không ngần ngại trả lời :
― Cùng cửa mà xá đệ thường ra vào đó.
Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên hỏi tới tấp :
― Như vậy đại huynh cũng là nhơn vật phi thân kỳ tài ?
Bạch khẹc liền miệng đính chính :
― Nào hiền đệ phải nói thế này mới đúng, súc vật kỳ tài "hì hì…". Thực ra huynh chỉ có một ít phép phi thân đủ xài thôi, không hay như xá đệ đâu, đó là sự thật mà, loài vật với loài người khác nhau ở chỗ thông minh và cốt thể, như huynh đây thấy võ học sờ sờ mà luyện hoài không thành, ban ngày huynh luyện võ học rất thông làu, ngủ một đêm sáng dậy quên hết. Sư phụ có nói "Học nhiều quên nhiều, học ít nhớ dai".
Hoàng Phi Bằng nghiệm lòng. Đây là câu ẩn ngữ không sai :
― Đại huynh vừa nói, tuy là một cụm từ, nhưng đó là ẩn ngữ trong bốn chữ "Học nhiều quên nhiều" nghĩa là võ học vô bờ bến, khi đã đạt thành thì không còn chiêu thức, đúng không lão Bạch khẹc ?
Bạch khẹc hiểu ý nhe răng cười "hì hì" đáp :
― Xá đệ trả lời đúng lắm, như huynh đã nói ban ngày ta luyện võ học thông làu, ngủ một đêm, sáng dậy quên sạch, bây giờ huynh gặp đâu chơi đó không còn để ý từng chiêu thức nữa, huynh đệ mình chơi thử vài chiêu xem thế nào ?
Hoàng Phi Bằng không dám xem thường Bạch khẹc:
― Xá đệ xin thỉnh giáo đại huynh chỉ vài chiêu thôi nhé, xin mời đại huynh xuất chiêu trước ?
Bạch khẹc chỉ mới xuất chiêu thứ nhất xé bào phục của Hoàng Phi Bằng tả tơi hơn mười hai mảnh rơi xuống đất. Lúc này Hoàng Phi Bằng đề phòng hơn, chàng xuất chiêu thức "Đèn Trời Treo" trong "Bát Quái Lĩnh Nam" ba trăm sáu mươi tám thức, trúng Bạch khẹc bay xa chín trượng, nhưng không biết kỳ diệu thế nào Bạch khẹc đứng trên ngọn cây, chỉ thấy vài mươi cọng lông bay là đà rơi xuống đất, chiêu này đối với vạn mã cũng phải chết không sống qua khỏi một khắc.
Bạch khẹc khoái chí nhe răng cười :
― Xá đệ xé lại bào phục của huynh rồi, võ học đã đạt đến cảnh giới cao nhất, hay lắm như vậy một đổi một chiêu là huề nhé, chơi tiếp vài chiêu nữa xem ai cao thấp, mời xuất chiêu ?
Hoàng Phi Bằng chưa kịp xuất chiêu "Công Quyền Lĩnh Nam" thì thấy cái khậu (quần) bị tuột xuống không còn che thân dưới.
Bạch khẹc khói chí cười "hì hì", đôi tay vỗ chỉ bộ hạ đang lõa lồ, Bạch khẹc búng luôn một chiếc lá vàng vào tinh sào. Hoàng Phi Bằng đau nhói lăng xuống đất, thế mới biết võ học của Bạch khẹc không phải là tầm thường. Bạch khẹc vốn tinh ranh, hai tay vỗ nhiệp ba, miệng nhe răng cười "hì hì…". Hoàng Phi Bằng đau quá mắt mở mắt nhắm xuất luân mười hai chiêu thức trong "Công Quyền Lĩnh Nam". Bạch khẹc không để ý vì thích chí cười híp mắt, lập tức cái khậu của Hoàng Phi Bằng quấn cuốn hai tay chân, đẩy Bạch khẹc bay vun vút treo trên ngọn cây đỉnh động.
Chiêu này Hoàng Phi Bằng xuất ra trăm phần bão táp, nếu là biển cuộn truyền chôn vùi dưới đáy sâu, nếu là bích núi cũng vỡ toang thành viên sỏi. Một lần nữa Bạch khẹc tinh ma, nhe răng giả chết. Hoàng Phi Bằng sợ Bạch khẹc chết liền phi thân lên ngọn cây có ý đem Bạch khẹc xuống động chữa trị, chính mắt chàng thấy Bạch khẹc nhe răng nhắm mắt. Trong lòng chàng hơi buồn, đang do dự không biết sống chết ra sao, chuẩn bị mở trói cứu Bạch khẹc, không ngờ vừa đưa tay ra.
Bạch khẹc búng nhẹ vào viên cật hạ bộ của Hoàng Phi Bằng, đau quá nhảy tưng tưng trên cành cây cổ thụ nói :
― Thì ra đại huynh ăn miếng trả miếng phải không, đã là cao thủ thì đừng nên chơi ranh ma nhé, đúng là đồ khỉ .
Bạch khẹc thấy Hoàng Phi Bằng nhảy nhót trên cành cây, đắc ý bút đàm trên không trả lời :
― Thực ra huynh đây chỉ chơi đùa thôi, trả miếng để làm gì, còn tính ranh ma là sở trường của lão mà, hiền đệ nhớ mỗi loài đều có sở trường để bảo vệ cho chính mình chứ.
Hoàng Phi Bằng nghĩ thầm:– Trái cây là lương thực chính của Bạch khẹc không thể thiếu được, tuy ăn ít cũng phải cần sống, xem đây là vũ khí chỉ hù được một lần chắc chắn Bạch khẹc phải chịu thua, chàng lập kế la lớn tiếng :
― Được rồi đệ cũng chơi, bây giờ chặt hết cây ăn trái trong vườn này nhé ?
Bạch khẹc vội than van dữ dội, nói :
― Xá đệ không được chơi xấu như vậy, đó là hại đại huynh rồi, của ngon vật lạ công trồng khó nhọc mới có ngày nay, xin xá đệ đừng chặt cây ăn trái nhé. Huynh hứa từ đây về sau không dám đùa với xá đệ nữa, muốn sai bảo làm việc gì huynh cũng chấp nhận theo ý.
Hoàng Phi Bằng không ngờ chỉ hù dọa mà sai khiến đối phương, nghiêm nghị nói :
― Đây là lời hứa tự nguyện của đại huynh, hãy nhớ lời hứa của giang hồ chỉ một lời không thay đổi, suy nghĩ cho kỹ đi nhé ?
Bạch khẹc hứa :
― Huynh đã suy nghĩ kỹ càng rồi, huynh là người lớn không có hai lòng.
Hoàng Phi Bằng cười, đồng ý đáp :
― Được lắm, từ đây về sau huynh cùng đệ làm việc tốt cho Bách Việt, huynh phải nhớ không thay lòng nhé. Người đời có nói "Không tin vượn mã" nhưng đối với tiểu đệ là tình thủ túc đó đại huynh ơi.
Bạch Khẹc cau mày đính chính:
― Huynh là khẹc, chứ không phải khỉ vượn.
Hoàng Phi Bằng chắp hai tay ra sau lưng miệng tức cười chậm rãi nói :
― Dù khỉ vượn hay khẹc cũng cùng họ chỉ khác lớn nhỏ còn tính tình như nhau.
Bạch Khẹc bật cười khúch khích rồi cải lại :
― Này xá đệ ơi, vượn, khẹc khác nhau xa lắc xa lơ, khỉ và vượn sống vài chục năm là chết, còn huynh sống đã hơn trăm năm rồi, còn biết nói viết tiếng người nữa, xá đệ phải biết chứ ? Tuy thân huynh nhỏ nhoi mà thích làm việc lớn cho đời, hãy tin huynh đi một lời hứa của huynh tương đương ngọc ngà châu báu trong kho tàng mà.
Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên, loài vật biết nói tiếng người, tự suy nghĩ:– Vậy mình chỉ cần khám phá thì may ra dụng được khả năng của Bạch khẹc và tìm hiểu nguyên do của nó, liền hỏi :
― Hiền huynh nghe đây, tiểu đệ vừa sáng tác một bài ca, tiểu đệ chỉ ca một lần thôi, xin hiền huynh ca lại cho đúng được không ?
Bạch khẹc xem đây là trò chơi thú vị, đắc ý the thé trả lời :
― Được chứ, xá đệ ca đi, huynh lấy hai tai lắng nghe đây.
Hoàng Phi Bằng thích thú xướng bài từ Lời Sông Núi :
Lĩnh Nam ông cha lập ra
Đời đời truyền nối dân ta oai hùng
Một vồm trời rộng thiên khung
Trăm họ xưa nay đồng cùng giang nam

Dù đồng cạn dưới đầm sâu
Tiếng Lạc gọi hiên ngang câu máu đào
Dựng thế gian sáng gươm đao
Trăm thân ngàn chí hùng nào phôi pha

Sông núi ấy lớn từ lòng
Trang sử xưa ghi chép dòng Lạc Long
Đất Nam bình hóa tiên rồng
Xưa nay cũng thế núi sông ngút ngàn.

Bạch khẹc nghe bài ca từ, lòng vui, chẩu môi nhe răng cười hớn hở nói :
― Có ý nghĩa lắm, ca từ vừa tân vừa cổ, có chất khí phách anh hùng, đậm nét tình tự Bách Việt, bây giờ xá đệ hãy nghe huynh ca lại nè :
Dâng hiến lời thề sâu
Lòng vọng khắc tình nhau
Nào ngại khó bể sâu
Nam Việt dựng cờ lau

Dù đồng cạn gió đông sầu
Tiếng quân ca hiên ngang câu máu đào
Diệt bạo tàn mượn gươm đao
Dù phơi thây chí hùng nào hề phai

Sông núi nhục vinh hỏi tại lòng
Quân tử là ai có lắm không
Giang sơn văn hiến mấy muôn dòng
Nam Việt toàn bách trọn gia phong.

Hoàng Phi Bằng có vẻ dăm chiêu nhìn vào khoảng không, rồi tươi cười vỗ tay khen :
― Lời ca của đại huynh khá lắm, đúng là một thi vật kỳ tài.
Chàng nghe Bạch khẹc phát âm được tiếng người trong lòng vui, tuy trong câu từ có lổm chổm văn âm khó nghe, nhưng đó là tình tự của vật và người, mang âm hưởng U Việt (Thiết Giang) có lẽ sư phụ của Bạch khẹc ắt nhiên là tộc U Việt, một kỳ tài sống ẩn đâu đây, mới có khả năng biến Bạch khẹc thành kỳ vật khó thấy trên cõi đời này.
Hoàng Phi Bằng khen một lần nữa:– Âm hưởng U Việt rất chuẩn, không chỗ nào bình phẩm, còn hay hơn đệ nữa, đại huynh quả là văn võ kỳ tài, nhưng làm thế nào đại huynh biết được văn võ chứ ?
Bạch khẹc rất khoái chí bởi tiếng khen "thi vật kỳ tài" liền đáp câu hỏi quan tâm của Hoàng Phi Bằng :
― Về võ học huynh công phu hết năm mươi năm, còn phát âm và viết được ngôn ngữ của loài người cũng nhờ sư phụ. Người là đấng đại chí, đem cái trí tuệ luyện tập cho huynh cũng phải trải qua hơn trăm năm kiên nhẫn mới có như ngày nay, duy nhất chỉ có sư phụ mới thực hiện được câu nói của người đời "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Hoàng Phi Bằng suy ngẫm một hồi lâu rồi hỏi :
― Quả là hiền huynh gặp được sư phụ đại chí, đệ muốn vấn an sư phụ được không ?
Bạch khẹc chớp mắt có vẻ không muốn tiết lộ, rồi ứng biến trả lời :
― Tuy xá đệ không gặp mặt sư phụ nhưng đã học hết võ học của Người rồi, xá đệ hãy xem như đã gặp, ngày nào đó sẽ tiếp nhận được dấu hiệu của sư phụ, an tâm gặp Người không thể nói muộn màn.
Ngày trước sư phụ có để lại những lời tâm huyết, nhờ Bạch khẹc mỗ chuyển lại cho những ai hành đức, hiền đệ là nhân truyển tốt nhất được hưởng tâm ý của Người. Hiền đệ hãy quì xuống tiếp thánh ý của sư phụ: "Võ học chi Đạo không khác nào biển khơi mên mang, không bờ không bến, võ học quả thực cao siêu và quan trọng hơn nữa đó là đức hạnh. Kẻ luyện võ cần có đức hạnh mới mở được cửa rộng lượng, vận dụng được năng tốc, năng hóa, có thể qui hồ thành biển khơi, mới có thể tạo ra cảnh giới mới. Trong võ học có đôi điều cắm kỵ không thể truyền thụ cho kẻ mất đức hạnh và kẻ mất trí. Kẻ tập nghệ không tìm lợi riêng, phải mưu cầu đại nghiệp, không buôn võ bán kiếm, chuyên quyền, biết vì xả thân, ngôn vì xả qui, hành biết giữ tín, nghĩa giữ trọn vẹn với người. Phẩm hạnh của võ học ở tinh lực đức tức là cường thân, tịnh thân trong khắc, từng khắc".
Hoàng Phi Bằng kính cẩn bái lạy lời răn sư phụ vô hình, chàng tiếp nhận trọn vẹn ý, đứng lên nói với Bạch khẹc :
― Xá đệ luôn nhớ lời sư phụ, từ nay còn nhiều điều không biết, nhờ đại huynh chỉ bảo.
Bạch khẹc không muốn Hoàng Phi Bằng đặt nhiều vấn đề về sư phụ nữa vì rất khó trả lời, nên Bạch khẹc lanh trí hỏi qua hướng khác :
― Lần này xá đệ về động có cả Phi Khải, Lữ Thư, Trí Túc, ở bao lâu mới đi.
Hoàng Phi Bằng thoáng hiện trong mục quang thân nhẹ chuyển hướng vào động, điềm đạm trả lời :
― Thưa đại huynh, có thể năm hôm nữa là chúng xá đệ phải đi xa.
Bạch khẹc đảo đôi mắt một vòng, nhoẻn môi cười nói :
― Tốt lắm từ đây về sau huynh đệ có nhiều việc phải xuống núi giang hồ, huynh xin phép đi ngủ sớm.

Bạch Khẹc bay vào suối biến dạng. Hoàng Phi Bằng vào động Đông đến phòng trù ăn cơm, giờ sau vào sảnh đường nằm xuống phản gỗ, ngủ một lèo đến sáng tám sào.
Bạch khẹc vào sảnh đường thấy môi người ngủ ngon lành, vội kêu Hoàng Phi Bằng :
― Xá đệ, xá đệ ơi, sao mà ngủ vô tư thế này, sáng rồi mà chưa thức dậy hả ?
Hoàng Phi Bằng bật người đứng dậy nói :
― Đệ đã thức dậy rồi, còn đại huynh dậy làm gì mà sớm thế ?
Bạch khẹc ngồi trên bàn rung đuôi khẽ nói :
― Huynh tuổi đã cao nên ít ngủ lắm, huynh đi hết một vòng từ đỉnh núi xuống động, nhân tiện đến thăm bầy hạc của xá đệ, thấy có vài con hạc không được khoẻ, huynh cho chúng nó uống thuốc rồi.
Hoàng Phi Bằng mừng thầm liền chấp tay nói đôi lời khen Bạch khẹc :
― Cảm ơn đại huynh, săn sóc bầy hạc rất chu đáo, huynh cũng là một đại phu kỳ tài, à huynh đã ăn sáng chưa ?
Bạch khẹc ôm bụng cười một hồi lâu mới trả lời :
― Lo cho bầy hạc là do tiện tay, còn ăn sáng là vì sẵn lòng, huynh đã làm sơ sơ vài quả táo và mận, còn xá đệ cũng chuẩn bị ăn sáng đi chứ ?
Hoàng Phi Bằng ung dung đáp :
― Thưa đại huynh, một chập nữa đệ ăn bánh bột nếp, do mẫu thân làm cho đệ.
Bạch Khẹc tươi cười, có ý hỏi :
― Hôm nay xá đệ cần biết công dụng các loại thuốc đã thành phẩm không. Cũng như nhận diện những loại cây thuốc nguyên chất về mặt dược thảo, sau này có dịp xá đệ tự bào chế lấy nhé ?
Hoàng Phi Bằng vui mừng không ăn sáng liền nói với Bạch khẹc :
― Việc này đệ đã nghĩ đến từ lâu nhưng chưa có dịp để đi sâu vào, theo huynh có phương pháp nào chỉ cần một ngày biết hết dược liệu và bào chế liền được không ?
Bạch khẹc nói nửa đùa nửa thực :
― Có chứ, nhanh nhất là ba năm, chặm nhất là một ngày, nhưng trước hết phải đọc thuộc lòng phổ dược đã, trong phổ có hai phần bản nguyên. Thứ nhất hiểu công dụng thực vật, sinh vật. Thứ nhì bào chế, nuôi trồng, lưu trữ, trị liệu, độc dược và giải dược.
Hoàng Phi Bằng vui mừng trong động có phổ dược, chàng thừa dịp không thể bỏ qua công thức và nuôi trồng dược thảo, vội hỏi lại Bạch khẹc :
― Thưa đại huynh, vậy phổ dược để ở đâu, có thực hay không ?
Bạch khẹc chỉ nơi cất phổ dược cho Hoàng Phi Bằng :
― Phổ dược đưng nhiêu có, hiện nay để ở dưới bộ phản gỗ, trong phòng dược, đến đó lấy đi .
Hoàng Phi Bằng vui mừng hối Bạch khẹc cùng đi :
― Đại huynh cùng đệ đi lấy phổ dược ngay bây giờ được không ?
Bạch khẹc không đợi Hoàng Phi Bằng dứt lời nói :
― Được thôi, xá đệ hãy ăn bánh rồi mới đi lấy.

Hoàng Phi Bằng tay cầm phổ dược đọc liên tục hết hồi này đến hồi khác như bị thôi miên, chàng nhận diện được mặt dược, không ngờ thông suốt đặc tính mỗi thực vật, sinh vật từ tầm thường đến giá trị, ngoài ra còn có các loại độc dược nguy hiểm nhất mà chàng chưa hề biết qua, chàng tự thầm:– Từ đây có dược như thể cứu được người chết thành sống.

Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 2
Viên Sỏi Hán Nằm Bên Lề Giang Nam

— Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét