Phương Trời Bách Việt - Chương Tám ( Huỳnh Tâm )

Hậu nhựt khả tri danh lợi chí

Hoàng Phi Bằng biết mà không nói, cứ để Lữ Thư tự khám phá khả năng võ học của mình, một lúc sau chàng mới thực sự vổ tay khen :
― Tỷ tỷ ngó lại sau lưng mà xem ba ngọn cây cổ thụ từ từ tiếp nối đổ xuống.
Nàng đang thở dài thườn thượt, nghe Phi Bằng nói ngó lại sau lương, đôi mắt ngạc nhiên nói chính mình:

— Tại sao mà kỳ lạ vậy ?

Hoàng Phi Bằng cho biết lý do thành công, nói :

― Có gì lạ đâu, đó là sự tự nhiên võ học trong lý thăng bằng, sở dĩ ngọn cây chưa rơi là do nội lực của kiếm cắt đứt quá mạnh cho nên ngọn cây chưa kịp đổ xuống. Tỷ tỷ sử dụng ba lần nội lực khác nhau thì phải chờ thời gian kết quả, bây giờ đã kết quả rồi đó, ba ngọn cây cổ thụ đã vẫy chào thân cây rồi. Tỷ tỷ còn nhớ ngày ở quê ngoại Tổ không. Những thủ cấp rơi tử từ trong chiêu số của tỷ tỷ cũng vì thăng bằng mà ra, nhưng hôm nay thì hoàn toàn khác, đã trở thành nhân vật phi thường, kiếm pháp đã là đệ nhất Thanh Long, một con rồng xanh mới lột xác đang bay cao, cái lý lẽ ấy tự tỷ tỷ khám phá mới biết khả năng của mình.

Nàng vui mừng tinh thần phơi phới đáp :

― Tỷ như nằm trong mộng, nếu không có đệ thì không có tỷ, quả là cuộc đi chơi này rất vui và hữu ích.

Hoàng Phi Bằng tủm tỉm cười nói tiếp :

― Khi trưa tỷ tỷ có ý từ chối không đi chơi là vì hờn giỗi đệ chứ gì ?

Chân vừa chấm đất Lữ Thư đã mở miệng cười đáp :

― Tỷ chỉ hờn giỗi lúc ấy mà thôi, nhưng không để lòng, chứng minh là tỷ đang đi chơi với đệ đây mà, đó là hòa cả làng rồi, chuyện cũ không tra cứu nữa.

Nàng cười rồi chạy đến Hoàng Phi Bằng hôn trên trán. Nàng nói tiếp:– Hiền đệ của tỷ phân minh, nghĩa và nhà đồng với chữ trung Bách Việt, hiền đệ ở nhà thì nhu mì, hiền hậu, đứng trước thiên hạ là đống kim loại lạnh lùng, trái tim như thế mới gọi là trượng phu chứ. Dịp này xin hỏi hiền đệ hai câu:

― Thiên hạ lớn hay giang hồ lớn đây ?

Hoàng Phi Bằng ung dung đáp :

― Thiên hạ lớn cở nào thì giang hồ lớn cở đó, chỗ nào có lòng người chỗ đó có giang hồ.

Hoàng Lữ Thư hỏi tiếp :

― Như vậy nhân chánh của Nam Việt Vũ Đế thành công thế nào còn giang hồ thì ra sao ?

Hoàng Phi Bằng đáp :

― Nhân chánh dựng cờ nghĩa khí, bảo vệ lợi ích cho người dân, còn giang hồ chỉ bảo vệ cho một tập thể nhỏ, Vũ Đế đã làm những giá trị bảo vệ toàn dân và đem lại danh dự cho Nam Việt.

Lữ Thư hài lòng sự trao đổi về Nhân chính và Giang hồ. Tỷ đệ họ Hoàng tiếng vui cười rộn rã rót xuống động, Anh Tuấn và Mẫn Trâm nghe là biết Thúc Bá, cô mẫu về. Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng xuống động thấy bàn cơm đã bày ra.

Mẫn Trâm mời :

― Thưa Gia gia, Thúc Bá, Cô Mẫu dùng cơm ạ .

Năm người ngồi vào bàn ăn cơm, riêng Lữ Thư trải qua một ngày hung ít kiết nhiều, nàng cười khanh khách, nói :

― Các điệt nhi tự nhiên, sau bữa cơm chiều nay chúng ta uống trà, xem trăng, luận võ học nhé ?

Mẫn Trâm đem thêm đồ ăn, tiếp tục thưởng thức thực đơn sơn khê, Mẫn Trâm bạo phổi mượn trăng tả người :

― Ồ, đêm nay khác hơn mọi tuần trăng trước, chính Cô Mẫu làm cho trăng sao sáng đẹp và yêu đời, phải không Gia gia ?

Hoàng Phi Khải ôm bụng cười hồi lâu mới nói :

― Trăng sao vận hành tự nhiên, còn đẹp sấu, sáng, tối, vui, buồn là do cảm nhận riêng của mỗi người, nếu hài nhi nói trăng sao làm đẹp Cô Mẫu thì đúng hơn. Cả nhà đồng cười.

Sau bữa cơm Lữ Thư lại nghiêm nét mặt, đảo tròn đôi ngươi một vòng rồi hỏi :

― Các điệt nhi, đã lâu ta không có ở nhà vậy không biết văn võ đã luyện tập đến đâu rồi ?

Hai anh em họ Đào nghe Cô Mẫu hỏi, lòng hơi sợ, đôi chân có phần run, cả hai hiểu thầm:– Bà Cô Mẫu quyền uy nhất động, chỉ có Thúc Bá mới ở ngoài tầm tay của bà. Gia gia thì thương Cô Mẫu ít nói, Lý, Trần, Trịnh thúc phụ cũng phải tuân khi bà truyền lệnh, bây giờ bà hỏi ý muốn kiểm tra văn võ, cũng may mình chuyên cần và đã chuẩn bị trước, nghĩ đến đây lòng lấy lại bình tĩnh. Sau khi nghe Cô mẫu Lữ Thư hỏi, Anh Tuấn tĩnh táo hơn thản nhiên đáp :

― Thưa Cô Mẫu, chúng hài nhi lúc nào cũng vâng lời, không dám xao lãng việc học tập mỗi ngày.

Lữ Thư am tường từng cá tính của hai đứa bé, liền hỏi Mẫn Trâm :

― Tốt lắm, sau tuần trà các hài nhi xuất vài chiêu cho Cô Mẫu xem nào ?

Mẫn Trâm có ý mừng rỡ, miệng tay chân không chịu để yên, có ý thích thú riêng, miệng cười thưa :

― Thưa Cô Mẫu, cho phép hài nhi không chờ hết tuần trà, đã lâu lắm chưa mời Cô Mẫu xem trò chơi chén trà đổi thành sao băng.

Mẫn Trâm sử dụng chiêu thức "Mục Trung Thủ" trong "Mục Thiết Châm" chiêu số sơ đẳng tất cả lớn nhỏ nhà họ Hoàng phải học qua. Lữ Thư thừa biết chiêu thức này, nhưng khi thấy Mẫn Trâm tay chân uyển chuyển, nhanh nhạy hơn, có nội lực ép vào chén trà phóng đến vách động, vang dội "ầm ầm" bụi bay mịt mù, từ vách động bay ra một luồn ánh sáng màu xám. Mẫn Trâm chụp lại một vật nhỏ trên tay, đó là cái chén trà vẫn còn nguyên không bị vỡ tan.

Lữ Thư ngạc nhiên vô cùng, mừng thầm hỏi :

― Hài nhi của Cô Mẫu khá lắm. Rồi hỏi tiếp:– Còn nam nhi của Cô Mẫu thế nào phải hơn em chứ ?

Đào Phụng Anh Tuấn quay lại đưa mắt nhìn Phi Khải, Lữ Thư, Phi Bằng một lượt, có ý khiêm nhượng rồi thưa :

― Thưa Cô Mẫu, nói về văn võ hài nhi tương đương với muội Trâm ạ.

Lữ Thư có ý trách :

― Ta thừa biết hài nhi có tính khiêm nhượng, còn Trâm nhi thì bộc trực ai nói đến võ học là xuất chiêu thử thách không suy nghĩ.

Mẫn Trâm biết Cô Mẫu đang trách mình. Lữ Thư nói tiếp:– Nam nhi à, võ học từ một gốc mà ra nhưng cốt thể nam nhi không như nữ, mỗi người tự mình háo sinh vận dụng mới thành công, nhờ vậy mới có chiêu số thuần thục, sau này còn học những chiêu thức võ học khác để khắc chế đối phương, thế nào các hài nhi ?

Anh Tuấn chắp tay đáp lễ thưa :

― Thưa Cô Mẫu, hài nhi vâng lời.

Hoàng Phi Khải muốn Anh Tuấn, Mẫn Trâm đi ngủ sớm, liền cười và nói :

― Đêm đã khuya các hài nhi đi ngủ sớm ngày mai còn phải tiển Cô Mẫu xuôi Nam.

Anh Tuấn, Mẫn Trâm vội quỳ xuống thi lễ :

― Dạ, chúng hài nhi vâng lời Gia gia, Cô Mẫu và Thúc Bá ạ .
 
Ngoài sân động trăng thanh đang treo hướng Đông, chỉ còn lại ba huynh, tỷ đệ họ Hoàng. Hoàng Phi Khải uống một hớp trà để chén xuống bàn rồi đứng dậy, ngẫm nghĩ giây lát hỏi :

― Ngày mai Lữ Thư muội xuôi Nam nhớ cẩn thận nhé vì có nhiều cuộc chiến với quân quan tham ô, hại nước, tay sai gian tế Hán nhiều lắm, họ cấu kết cường hào ác bá, cộng với những tay võ biền ăn hôi, nhiệm vụ của muội bắt Hán gian La Tử Hiếu đem về đây, còn những tên quan lại khác giao cho Nam Việt Vương xử lý, những phần tử còn lại nếu tha tội cho họ cũng nên, còn nghịch thì trảm trước tấu sau.

Hoàng Phi Bằng nói theo :

— Đệ đã gửi giản biên báo cho Biên Thúc bá, Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, hiền huynh Đỗ Trọng Chí để biết nội vụ điều động nhân lực, tỷ tỷ thay vào vị trí của Lý, Trịnh đệ và Đào Phụng Thương.

Hoàng Phi Bằng có ý muốn Lữ Thư tự phát huy võ học đã có, chàng nói tiếp:– Đệ làm như vậy mới tránh được hậu ý dị nghị, đàm tiếu của thiên hạ, tỷ tỷ phải đem hết võ học để chứng minh khả năng của tỷ, đó là một thay thế ba huynh đệ đang di chuyển đến nơi khác.

Lữ Thư ngồi tựa lưng vào thành nghế, không khác nào ngồi trên trái núi, lòng trầm tĩnh một hồi, mạnh miệng nói :

― Tỷ cảm tạ hiền đệ, tất cả mọi việc trừ gian Hán ở Giao Chỉ hiền đệ an tâm, Ngọc Thanh Kiếm này sẽ không để một kẻ gian sống sót, tỷ tỷ sẽ khai hoan sào huyệt của chúng, vỡ đất phá rừng bắc không còn một gian tế Hàn nào để đem về cho đệ.

Đêm đã trôi qua canh Tý, trăng khuya dời đổi qua hướng Tây. Huynh, tỷ, đệ họ Hoàng chúc nhau lời bình an, rồi vào động trên ngủ, để lại sân động dưới trống vắng với ánh trăng mờ mờ, sinh hoạt trong động trở về thanh tịnh, cảnh vật rừng già thi nhau khúc tấu thiên nhiên.

Từ lúc giang hồ, Lữ Thư tự luyện tập cho mình một bản năng ứng phó trước khi đi ngủ, kiểm tra lại sự việc trong ngày rồi tự nó đưa nàng vào giấc nồng, nhưng đêm nay nàng khó ngủ vì hình ảnh lờn vờn trong đầu, nào là xuôi Nam, chuyện Hoàng Phi Bằng giận ít thương nhiều, nay nàng có nội lực phi thường trong lòng nở rộ vui mừng, thấy Anh Tuấn, Mẫn Trâm đã phát lộ tư chất, nàng nghĩ thầm mình phải làm những việc gì để không phụ lòng Khải đại huynh và Bằng hiền đệ. Nàng cảm thấy tất cả suy nghĩ trong đêm nay, không nối kết thứ thự cứ đứt đoạn, rồi quây đi quẩn lại cũng từng ấy chuyện. Cuối cùng nàng quyết định chính mình tạo ra chính nghĩa nầy, một đời người Nữ lưu họ Hoàng, dù qua những chặng đường gian lao cũng phải toả sáng một gốc trời. Đó cũng chính là tàng lọng niềm tin trọn vẹn mà huynh đệ đã ủy thác cho nàng. Phải thành công và đeo đuổi châm ngôn: "Tôi tiến bước, anh em hãy tiến theo tôi. Tôi lùi bước anh em Cần Lĩnh Nam hãy thẳng đường đã vạch mà đi, không vì tình riêng, chỉ có Dân Tộc Bách Việt là trên hết".

Từ đó nàng quyết định luyện nội công trên sàng ngủ, nàng vận dụng được bát mạch thông suốt, giải được bách huyệt, tất cả chướng ngại trên đời này nàng giải quyết được tất cả. Ngày sau nếu có dịp sẽ phi thân đi đó đây thăm viếng khắp miền đất nước, trở lại động Thạch Yên Vũ, rồi đến cảnh bồng thanh thiên đẹp tuyệt, ngày ấy châu thân ta nhẹ như bấc, hưởng trọng vẹn bình an chưa bao giờ có. Hy vọng đời sống mới của ta mãi mãi từ đây không thay đổi, bỗng có tiếng "ầm ầm" của gió.

Nàng thức giấc, mới biết ngoài trời đã sáng, lắng tai nghe tiếng cha con Hoàng Phi Khải đang tập luyện võ học. Nàng còn nằm, tâm trí vẫn in sâu cảnh bồng thanh thiên. Náng tự nói thầm:– Ôi tiếc làm sao nếu đời là mộng thực, thì con người bình an vô tận. Nàng trở lại đời sống bình thường trong động, chân bước ra đến sảnh đường, đã thấy Anh Tuấn ngồi buồn đôi mắt lệ ướt dầm dề.

Lư Thư thừa biết chuyện này do Mẫn Trâm mà ra, nàng đưa tay ra đỡ Anh Tuấn đướng lên, có ý giảng hòa hỏi :

― Tại sao mới sáng sớm mà hài nhi lại khóc, Cô  Mẫu biết rồi thì ra em Trâm chứ gì ? Trâm nó còn nhỏ chưa hiểu chuyện cho nên hài nhi cũng đừng để lòng, mai này em Trâm sẽ hiểu được sự nhẫn nhịn của hài nhi.

Anh Tuấn tay lau nước mắt rồi thưa :

― Thưa Cô Mẫu, nhẫn nhịn cũng có mức độ nào đó, đằng này muội Trâm xuất chiêu không nương tay, làm hài nhi đau quá phải vào trong này để nghỉ ngơi !

Lữ Thư hiểu được ý của Anh Tuấn, nàng lên tiếng khuyến khích :

― Con là nam nhi lưu huyết bất lưu lệ, từ đây tất cả bỏ chấp, tập trung vào võ học, dụng tâm thuật hổ trợ khí, nội lực, khẩu huyết, tâm pháp thì không bao lâu hài nhi sẽ tiếp nhận được thâm hậu, dù cho muội Trâm của hài nhi có bao nhiêu cú đấm thôi sơn hải đảo cũng vô dụng, có như thế mới làm được nhiều việc lớn tương lai đang chờ hài nhi.

Đào Phụng Anh Tuấn đứng lên cúi đầu, đôi tay cung lại chắp trước ngực rồi hành lễ :

― Dạ, hài nhi vâng lời Cô Mẫu.

Lữ Thư mỉm cười, không tán thành cũng không phản đối, chỉ nói :

― Tốt lắm hài nhi ra sân cùng Cô Mẫu, tiếp tục luyện tập nhé ? Lữ Thư nói tiếp:– Hài nhi phải nhớ tình huynh muội cần phải thương nhau nhiều hơn, dù cho "Nát gỗ hãy còn bờ tre" .

Hoàng Phi Bằng vừa ra sân động thấy cả nhà chào buổi sáng :

― Kính chào đại huynh, tỷ tỷ và quý điệt nhi đêm qua ngủ có yên tịnh không ?

Lữ Thư đảo tròn mắt một vòng, cố nén cảm xúc trong tình tỷ đệ, rồi đáp :

― Cảm ơn hiền đệ, tỷ tỷ nhờ luyện trí tịnh mới ngủ được, không ngờ hệ thần kinh mở ra chân trời mới, từ đó tỷ tỷ phát tiết được nội lực, cho nên sáng nay trong người rất sung mãn, nói rõ hơn nguyên ủy sinh ra đã có tư chất tịnh˗động, tịnh có trước động có sau, luyện trí tịnh mà không mở bách huyệt thì động mới khởi, âu cũng nhờ hiền đệ cho tỷ tỷ cảm nhận mạnh về Đạo lý Gia đạo.

Hoàng Phi Bằng hiểu tính người chị đa cảm, thương yêu hạnh đức trong người của tỷ tỷ quả là một người chị đáng quý nói :

― Đệ rất vui mừng và cảm nhận được, chúc tỷ tỷ cứ thế mà phát tiết, thành ý được là nhờ kết hợp trí hành, như vậy khi tỷ tỷ xuất chiêu đối phó với kẻ gian ác, thì trí hành phải bất chủ ý, có như vậy mới dụng được chiêu thức tự nhiên, dù chiêu thức tầm thường nhất cũng trở thành thần võ, nói cho cùng ta vô ý, đứng trước kẻ gian ác có ý. Bây giờ tỷ tỷ trí tịnh xuất chiêu "Mục Trung Thủ" thử xem thế nào ?

Lữ Thư ngạc nhiên tự hỏi:– Ừ nhỉ, tại sao ta không xuất chiêu khác mà lại sử dụng chiêu "Mục Trung Thủ" có phải xem nội lực của ta và nữ nhi Trâm khác ở chỗ nào chăng ? Ý này cũng hay, nàng chuyển hai tay xuất cùng một chiêu. Trí tịnh đồng hành vận năm thành nội lực vào hai bàn tay, tả hướng về bích núi, hữu hướng lên đầu những cổ thụ. Nàng vừa nhả tả chiêu vào bích núi đã có tiếng vang phát ra dội lại "lạch cạch" còn hữu chiêu tiếng vang dội "rào rào" trên đầu cổ thụ như gặp cơn bảo thổi lao xao. Tiếp theo hai âm vang thật lớn "ầm ầm" trong bích núi mịt mù, những tản đá đổ xuống ngổn ngang trên mặt đất. Từ rừng cây cổ thụ phát ra "ào ào" cắt đứt hơn chín mươi đầu thân cây, tính theo chiều dài đường chiêu thức đã đi qua hơn trăm thước, mỗi đầu cây chu–vi ba tấc bị tiện bằng phẳng như người thợ xẻ gỗ.

Anh Tuấn và Mẫn Trâm bốn mắt trố trố, ngơ ngẩn thấy Cô mẫu Lữ Thư sử dụng "Mục Thiết Châm" mà không biết xuất chiêu khi nào, cũng như tại sao lại có vô sắc tướng trong chiêu thức "Mục Trung Thủ" nhỉ ?

Khải và Bằng cũng ngạc nhiên, thấy Lữ Thư tiến bộ ngoài sức tưởng tượng, chỉ một bước đã đi xa một dậm. Hoàng Phi Bằng thấy khả năng võ học của Lữ Thư lòng thầm vui:– Thảo nào trong lòng ta háo hức như câu "Chị khôn em đã mừng, chị biết em lại càng mừng hơn". Nhân dịp này Hoàng Phi Bằng để ý và thử thách nói:

― Đệ thích con chim bạch trĩ, đang đậu trên cành cây cổ thụ mé tả động, tỷ tỷ bắt cho đệ nhé ?

Lữ Thư nhanh nhẹ phi thân, chim bạch trĩ vừa thoang thoáng thấy bóng lạ liền bay qua cây kế cận, đôi chân Lữ Thư đáp xuống cành cây, nàng cảm nhận khó bắt được loài chim này, tức thì nàng vận dụng "Mục Thiết Châm" thì bạch trĩ khó sống, nếu như đuổi theo càng khó hơn. Nàng tự nói thầm:– Phải dụng kế thôi, nhưng không có phương tiện trên tay thì cũng vô dụng, nàng sợ bạch trĩ vỗ cánh bay mất, trong lòng bối rối, vốn nàng thương em không để lỡ mất cơ hội, bằng mọi cách để hiền đệ mình vui, lúc này nàng thấy thân thể đã toát mồ hôi hột, lấy khăn lau mặt như thường lệ, bỗng thấy trên khăn thêu hoa lá nổi, một cành nhiều lá xanh với ba đóa hoa Mai Vàng bằng tơ. Ngụ ý ( biểu hiện tình huynh, tỷ, đệ họ Hoàng ) phần ngoài viền hoa lụa Phong Châu nền trắng xám tăng vẻ đẹp hoa khác nhau, đường kim mũi chỉ tinh xảo, do chính nàng thêu khi còn ở với gia đình vào những lúc rảnh rổi. Nàng mừng rỡ đã có cách dùng làm vũ khí bắt con chim bạch trĩ, nàng thực hiện ngay tìm một đầu mối chỉ tơ vàng, rồi rút ra khoanh lại thành một cuộn chỉ dài hơn một thước, nàng lắc một nút áo buộc chỉ vào rồi xuất chiêu "Mục Bạch Thu" trong "Mục Thiết Châm" ép nội lực không cho nút áo phát ra tiếng động, nút áo bay đến đâu thì chỉ tơ trong hoa Mai Vàng sút mãi không ngừng, tay nàng vẫn cầm giữ chắc chiếc khăn tay.

Đúng như dự liệu, nút áo bay đến quấn được hai chân chim bạch trĩ, lúc này bạch trĩ muốn vỗ cánh cũng không tài nào bay được, đành nằm bất động trên cành cây, để mặc cho bóng khổng lồ phi thân đến bắt. Nàng vui mừng đã bắt được chim bạch trĩ đem về động.

Hoàng Phi Bằng thấy vậy chúc mừng chị, chàng nghĩ thầm:– Rất lạ tỷ tỷ mình làm cách nào mà bắt được con chim bạch trĩ, trừ ra phi thân thần kỳ như mình mới bắt được chúng. Hoàng Phi Bằng chịu thua không tìm ra nguyên nhân, chàng khen :

― Tỷ tỷ hay quá, bắt được chim bạch trĩ quả là chuyện phi thường, chúc mừng tỷ tỷ thành công ngoài sức tưởng tượng của đệ. Hoàng Phi Bằng vui mừng nói tiếp:– Tỷ tỷ có thể cho biết dùng phương pháp nào để bắt được chim bạch trĩ không ? Hoàng Phi Bằng tuy hỏi nhưng lòng đã nghĩ:– Tỷ tỷ mình dụng mưu cùng dụng võ, nếu tỷ tỷ dụng võ để bắt chim bạch trĩ thì bất thành, chàng cũng đã để ý thấy túi áo có sợi chỉ vàng thòng ra ngoài.

Lữ Thư lòng người sao nói vậy :

― Đây là lần đầu tiên tỷ tỷ mắt thấy tai nghe loài chim Trĩ, quả thực bắt nó không phải là dễ, âu cũng nhờ tình cờ tỷ có khăn tay thêu mới dùng kế bắt được, nếu như dụng võ thì chỉ có về tay không. Lữ Thư kể hết chuyện bắt chim bạch trĩ cho hiền đệ nghe. Hoàng Phi Bằng vỗ tay vui mừng :

― Cảm ơn tỷ tỷ tặng cho đệ con chim Bạch trĩ đẹp có lông đuôi dài màu ngũ sắc hiếm thấy, cũng chúc mừng tỷ tỷ sáng tạo ra một môn võ học mới siêu bạt tài thực, đúng là "Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh" ngày sinh tiền Tiên Tổ bắt hổ cũng sử dụng sợi chỉ làm "Mục Thiết Châm" phóng vào "tinh sào" của hổ. Người có trí năng khi gặp địch thủ, tất cả những gì ở trên người đều biến thành vũ khí, như "Kim Ngân Hoa" đã viết "Khăn tay, Nút áo, Sợi chỉ sử dụng đúng chỗ sẽ là vũ khí sắc bén như kiếm đao".

Hoàng Phi Bằng cùng Lữ Thư vào sảnh đường, gọi Anh Tuấn, Mẫn Trâm đem bạch trĩ nhốt vào lồng. Mẫn Trâm thấy hai con hạc nhỏ mang giản biên đáp xuống sân động, đến gần đưa tay ra vuốt đầu hạc nói :

― Ta cảm ơn và thương yêu hai ngươi nhiều.

Mẫn Trâm lấy hai túi giản biên trên lưng hạc, không chần chờ đi thẳng vào sảnh đường trình cho Hoàng Phi Khải :

― Thưa Gia gia có hai bao giản biên, hài nhi kinh dâng ạ.

Hoàng Phi Khải chú ý đọc giản biên khẩn của Thúc bá Hoàng Phi Biên viết: "– Hài nhi à, Thúc bá báo tin khẩn. Tên gian tế La Tử Hiếu đã về đến tư gia, y sai bảo thân tín báo tin hẹn ba ngày nữa tất cả các quan quân huyện hội hợp tại huyện Ni Lộc để chuẩn bị hành động làm phản. Thúc bá đã chuẩn bị mọi mưu kế xuất phát từ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, nay Thúc bá đã dự liệu chu toàn. Khải và Bằng nhi tiếp nhận giản biên này bảo Lữ Thư đến sảnh đường CLNNT mọi việc ở đây khẩn cấp. Ký tên Tổng lý HB. "

Hoàng Phi Khải trao giản biên cho Phi Bằng để lấy quyết định chung và đọc tiếp giản biên thứ hai :

"– Đại huynh kính, ngày mốt sào huyệt Trà Bình Sơn mở hội anh hùng. Đại huynh nhận được giản biên này hối thúc tỷ tỷ Lữ Thư đến tham dự khai hội khẩn cấp. Ký tên ĐAT."

Hoàng Phi Bằng đọc hai giản biên hiểu được tình hình phía Nam chuẩn bị kết thúc, cuộc giao tranh này khó tránh, nhất định có tổn thất nhiều, vội nói với Lữ Thư :

― Thưa tỷ tỷ, giản biên của Thúc Bá và hiền đệ Đinh Anh Thi cùng một nội dung, đệ mời tỷ tỷ đọc qua cho biết trách nhiệm mới cũng như tình huấn đang chờ đôi vai của tỷ tỷ.

Lữ Thư đọc hai giản biên cùng lúc, nàng nói :

― Đại huynh, Hiền đệ an tâm, ngay bây giờ tỷ tỷ đã chuẩn bị hành trang xuôi Nam rồi, không còn thời gian nữa .

Hoàng Phi Bằng sớm thấy tỷ tỷ của mình có tính khẳn khái, miệng chàng hơi lẩm bẩm hình như muốn thổ lộ tâm sự cho Lữ Thư nghe :

― Tốt lắm đây là vinh dự, hy vọng tỷ làm cho nam giới hết xem thường nữ giới, chuyến đi này tỷ là một đội binh như thành quách, chiến mã như thần đồng Đức Phù Đổng, chỉ một ngày trên lưng chiến mã đã đem lại an cư cho toàn dân, chúc tỷ tỷ chiến thắng hẹn ngày hồi động khải ca.

Anh Tuấn và Mẫn Trâm đem hành trang ra sảnh đường thưa :

― Thưa Cô Mẫu, chúng hài nhi đã chuẩn bị hành trang, chúc cô mẫu xuôi Nam bình an.

Lữ Thư thấy hai trẻ lo lắng cho mình, nàng cảm động nói :

― Cô Mẫu cảm ơn các hài nhi nhiều, đã lo lắng cho ta, mai này ta về động là ngày ấy không còn tên Hán gian nào còn sống trên đất phía Nam, cũng là ngày quét sạch quan quân, cường hào, ác bá làm khổ Lạc dân.

Hoàng Phi Bằng ra hiệu gọi hai mươi lăm đại hạc xuống sân động, chở Lữ Thư bay về hướng Nam. Trong động còn lại Bốn người hai huynh đệ họ Hoàng và hai huynh muội hô Đào, Lữ Thư vẫy tay chúc bình an, hẹn ngày tái ngộ.

Trên lưng trời dưới đất tay vẫy chào, từ gần rồi lại xa có tiếng ngâm thơ của Lữ Thư rót vào trong động.

"Chào huynh đệ phục nghiệp giang Nam.
Ngồi trên lưng hạc tâm nước nhà".

Hoàng Phi Khải nghe lời ca của Lữ Thư tình thương em trách người. Ở đời có mấy ai học "Nhất viết Lễ, nhị viết Nghĩa, tam viết Liêm, tứ viết Sĩ", nhiều người có suy nghĩ cá nhân mới sinh ra người dùng dũng lực, có người dùng mưu chước, có người dùng sảo biện, có người dung ton hót, có người dung lợi ích, mua quan bán chức và dùng quyền bởi một chữ "Duy", họ có mặt khắp tứ phương, tám hướng tranh đua lấy long kẻ giàu có, kẻ ưa nịnh, kẻ quyền thế, còn ở quan trường thì họ cầu sủng ái và địa vị nơi Hoàng thượng. Chính những kẻ này làm bại danh người vô ý. Còn huynh, muội, đệ ta sống bằng "Nhất viết Lễ, nhị viết Nghĩa, tam viết Liêm, tứ viết Sĩ", mặc kệ đời chê ngu hèn vì Nam Việt.
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 9
Hán Gian Hết Đất Tung Hoành

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét