Phương Trời Bách Việt - Chương Chín ( Huỳnh Tâm )

Hán Gian Hết Đất Tung Hoành

Hạc chở Lữ Thư bay trên vung trời cao, nàng suy nghĩ liên miên, nào là tự quyết định sự trưởng thành của mình qua suy nghĩ và hành động để dâng hiến tất cả cho tôn tộc Bách Việt, cũng là dịp thử thách tuổi mộng mơ, một trăn trở đổi đời bằng cách nhìn thực tế qua mỗi ngày tiếp cận hành động sẽ cho nàng giàu kinh nghiệm vốn sống.
Nàng đã thấu hiểu thời thế là an dân, thế nào gọi là đất nước thanh bình và trước mắt đối với quan trường có lắm nhiễu nhưỡng bất thường, như hiện nay gian tế Hán phá rối sự thanh bình Nam Việt. Lữ Thư hiểu được nhận thách thức này tuy có phần phức tạp nàng vẫn phải vượt qua, nàng chuẩn bị tâm lý đối phó với La Tử Hiếu mà Phi Bằng hiền đệ giao phó trách nhiệm cho nàng, nhìn lại khả năng nàng cần phải vượt qua cuộc thư hùng này, đây cũng là lần đầu tiên nàng đối địch trong tối. Hiện nay trong tầm tay đã nắm vững được một phần về địa thế cũng như nhân số của địch quân, về nhân lực của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam và sào huyệt Trà Bích Sơn cũng tạm gọi là thượng phong. Nàng điểm qua chỉ thấy thập nhị kiếm, như thúc bá Hoàng Phi Biên, Xuân, Đinh, Chu, Hiệp, Anh, Châu đệ, Lệ muội, đại huynh Hoàng Phi Hạ, Hoàng Phi Tuấn, riêng Đỗ Trọng Chí thì khả năng võ học chưa biết thế nào ! Trước mắt tin tưởng vào sự cộng lực của tất cả anh hùng để tiêu diệt hết bọn gian tế Hán và bè lũ quan quân thối nát.

Lòng nàng quyết định trống mái phen này để rõ mặt anh thư, nàng muốn thắng kẻ địch thì cần nắm được qui luật hoạt động của đối phương, phân biệt các thành phần trong tổ chức gian tế Hán, quân quan tham ác cũng như các đảng cướp liên kết, phải có kế mưu phân ly nội bộ của địch. Nàng suy nghĩ nhiều những việc phải hành động, trước sau chưa biết sẽ kết quả được là bao.

Thời gian trôi qua rất nhanh, suy nghĩ của nàng chưa kết thúc mà hạc đã bay đến Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, một thoáng qua hạc đã bay vào trung tâm sảnh đường, vừa hạ cánh còn xa mặt đất một trượng, chân nàng đá gió phi thân thẳng vào sảnh đường gặp Hoàng Phi Biên đang ngồi tại bàn kỷ trà khuya.

Bất thần Lữ Thư xuất hiện, Hoàng Phi Biên chưa thấy rõ, ông liền hỏi :

― Ai đó, địch hay thù mà đột nhập vào khắc này, mau báo danh tánh, không thì đừng trách mỗ nhé ?

Lữ Thư hiểu Thúc Bá vì lo nhiều việc cho nên nhãn lực chưa định rõ là ai, nàng cười một cái rồi ung dung đứng thưa :

― Hôm nay Nữ nhi đường đột vào sảnh đường không báo trước, xin Thúc Bá thứ tha cho Nữ nhi.

Hoàng Phi Biên điềm tĩnh lại, nghe tiếng nói của chính Lữ Thư lòng ông vui mừng :

― "Ồ…" thì ra nữ nhi của mỗ, vào sảnh đường như tiên xa vậy, quả là nội công tiến bộ hơn trước nhiều lắm đấy, mấy hôm nay Thúc Bá âu lo ngày đêm, không biết nữ nhi đi hướng nào, không ngờ hiệp nữ của mỗ trở lại như chim bay về tổ, lòng Thúc Bá giờ này an tâm vô cùng. Ông hỏi luôn:– Nữ nhi có tiếp nhận được giản biên của Thúc Bá gửi cho Phi Bằng không ?

Đôi chân Lữ Thư quỳ xuống đất trầm giọng nói :

― Thưa Thúc Bá, Khải đại huynh, Phi Bằng hiền đệ và Nữ nhi có tiếp nhận được giản biên của Thúc Bá, cho nên mới vội về đây.

Hoàng Phi Biên đưa bàn tay ra đỡ Lữ Thư đứng lên rồi khen ngợi :

― Nữ nhi đứng dậy đừng thủ lễ nữa, thế là nữ nhi đã am tường tất cả mọi việc ở Giao Chỉ rồi chứ ?

Lữ Thư gật đầu, ngừng lại giây lát rồi giọng nói âm trầm :

― Thưa Thúc Bá, cho phép nữ nhi xin đứng hầu, nữ nhi đã hiểu tường tận mọi việc rồi ạ, chờ lệnh truyền của Thúc Bá là hành động.

Hoàng Phi Biên cảm động vô cùng khẽ nói :

― Tốt lắm, Nữ nhi của Thúc Bá ngoan ngoãn, ba hôm nữa mở ra cuộc đối địch, theo nữ nhi phải hành động thế nào để thành công ?

Lữ Thư nhìn Hoàng Phi Biên có ý băn khoăn hỏi :

― Thưa Thúc Bá, theo ý của nữ nhi, cùng lúc dùng cả hai phương thức, thứ nhất dụng trí tuệ thay cho võ, có như thế ta mới "Ngồi trên núi xem hổ tranh hùng" thứ hai kẻ địch ngoan cố bất đắc dĩ mới động thủ.

Hoàng Phi Biên buông chuỗi lòng thở dài, một hồi rồi từ từ phân tích :

― Nữ nhi nói rất đúng ý của Thúc Bá và Phi Bằng, trước mắt thảo ra một thông tri, ban lệnh khẩn cấp vào ngày mai, rồi Thúc Bá cùng nữ nhi đi Trà Bích Sơn để điểm qua thực lực và tinh thần huynh đệ của mình.

Hà Thanh Phụng là nương tử của Hoàng Phi Biên đi ra sảnh đường để châm trà cho phu quân, thấy Lữ Thư bà vui mừng hỏi :

― Nữ nhi đến khi nào vậy, sao Thúc Mẫu không hay biết chi cả ?

Hà Thanh Phụng cũng là nữ hiệp đương thời, trong giới nữ lưu gọi mỹ danh là "Bạch Long Phụng" một thành viên trong họ Hà gia kiếm "Bạch Long Kiếm". Võ học tuyệt kiếm pháp của bà đã từng làm nam giới vị nể, đối với nữ giới bà là thất nữ hiệp Nam Việt. Bà nói tiếp:– Nữ nhi, dùng cơm tối nhé ?

Lữ Thư không muốn Thúc Mẫu lo nhiều vì mình cho nên nàng có ý từ chối nói :

― Thưa Thúc Mẫu, nữ nhi cần đi ngủ sớm để sáng mai lên đường ạ.

Hà Thanh Phụng thấy thân cốt của Lữ Thư, bà để lòng khen thầm:– Hy vọng mai sau nữ nhi theo bước chân cha ông phụng sự Bách Việt. Bà đưa Lữ Thư vào phòng riêng, Lữ Thư hiểu được tâm ý của Thúc Mẫu muốn chính tay bà lo giấc ngủ cho mình.

Hoàng Phi Biên còn ở sảnh đường thảo giản biên khẩn cấp, báo tin cho các Chi bộ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam ở khắp nơi đồng biết tin mật, nội dung "Sáng mai đại hội anh hùng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam tại Trà Bích Sơn".

Lữ Thư trở về trong mái ấm gia đình, trôi qua một đêm lắng dịu tâm thần, sáng nay nàng ra khỏi phòng đã suy nghĩ:– Ta là nữ lưu họ Hoàng, nay tự phá lệ bước chân vào giang hồ để chạm thực tế cuộc đời.

Vốn tính nàng bao giờ cũng muốn làm cánh chim bay bổng, tuy vậy hôm nay nàng tự mình động nảo chuẩn bị đối phó với kẻ địch theo nhiều hướng và hành động khác nhau, mục đích duy nhất là đưa đến kết quả tốt, đem đến niềm tin vui này chỉ dành riêng cho huynh, muội, đệ họ Hoàng.

Sáng sớm Bác˗cháu cùng nhau trang điểm chung quanh bàn phấn, Hà Thanh Phụng chải tóc cho Lữ Thư, hỏi:

― Nữ nhi à, đêm qua ngủ có an lành không ?

― Thưa, Thúc Mẫu ngủ bình an lắm ạ, kính tạ ơn Thúc Mẫu.

Hà Thanh Phụng tính kín đáo, tuy không nói ra lời nhưng lòng bà thương yêu Lữ Thư từ khi mới chào đời, cũng có nguyên nhân vì bà sinh hạ được ngũ nam, không có nữ cho nên bà dành tình mẫu tử cho Lữ Thư, thứ nữa bà xem vợ chồng Hoàng Phi Chỉnh như em ruột vì vậy trong gia đình có chuyện tốt sấu đều san sẻ vui buốn cùng với Lý Phi Hồng, mỗi khi có dịp về Cửu Chân thì chị em dâu nặng tình nghĩa không thể nào phôi pha.

Hà Thanh Phụng giơ tay lên xoa đầu Lữ Thư vài cái rồi tay chỉ vào sảnh đường nói :

― Nữ nhi vào sảnh đường dùng điểm tâm với Thúc Bá, cùng với Thúc Mẫu nhé ?

Lữ Thư vâng lời, khi đi vào phòng điểm tâm nàng để ý không thấy các đại huynh, nàng ngạc nhiên vô cùng vội hỏi :

― Thưa, Thúc Mẫu, quý đại huynh sao không dùng điểm tâm ?

Hà Thanh Phụng chỉ đảo đôi mắt một vòng miệng cười liền đáp :

― Các huynh của nữ nhi hiện ở trong những doanh trại, không chừng hôm nay nữ nhi gặp các huynh của cháu tại Trà Bích Sơn.

Lữ Thư gật đầu mỉm cười nói tiếp :

― Thưa, Thúc Mẫu, hy vọng nữ nhi được gặp được quý đại huynh, lâu lắm mới có dịp.

Cả nhà cùng điểm tâm, đến tuần trà Hoàng Phi Biên thăm dò ý của Lữ Thư hỏi :

― Theo nhận xét của nữ nhi trận chiến này mức độ thắng thua thế nào ?

Lữ Thư nói lên suy nghĩa của mình bằng một cách thành tâm, tỏ rõ được thái độ của một nữ hiệp cá tính hiên ngang, nàng liền trình bày qua câu hỏi của Hoàng Phi Biên :

― Thưa, Thúc Bá, phức tạp ở điểm là quân địch không tập trung một nơi, tuy ta biết chúng nhưng khó phân biệt hai đầu của vòi địch thủ vì chúng là loài đỉa trâu sống dưới nước bẩn thỉu, nếu diệt được chúng thì phải cùng lúc đập hai đầu vòi, điểm yếu của địch là tham sống sợ chết, họ không có lòng tin với nhau vì quyền lợi riêng tư, cho nên ta đánh nhẹ vào vòi trước và đánh mạnh vào vòi sau, hai vòi tự co lại ta tha hồ bầm thành nhiều khúc đem đốt cháy ra tro là tốt nhất.

Hoàng Phi Biên lắng nghe Lữ Thư nói xong, đứng lên rồi liền ngồi xuống nói :

― Hay lắm để Thúc Bá đánh cả hai vòi trước và sau, cần thiết là dốc lòng và phân công thực lực vào những địa thế xung yếu. Thôi thì chúng ta lên đường gấp tranh thủ thời gian để bố trí trận địa.

Hà Thanh Phụng từ lâu không tham dự đại sự, lần này bà lên tiếng :

― Thưa Tướng Công, cho Thiếp cùng tham gia một lần này được không ? Thiếp theo cánh nữ nhi.

Hoàng Phi Biên hiểu ý, ông nghĩ thầm:– Thì ra mục đích của nương tử mình là đi theo để bảo vệ Lữ Thư, ông không để Lữ Thư hiểu ý riêng của mình nói :

― Ta hiểu, "Bạch Long Phụng" sợ lâu ngày kiếm bị rỉ sét, cho nên nhân dịp này đi mài lại kiếm chứ gì ? được nếu có ý như thế cũng tốt lắm, thôi chúng ta lên đường.

Lữ Thư lo lắng trên đường đi có nhiều trở ngại, liền thưa :

― Thưa, Thúc Bá di chuyển bằng phương tiện gì cho nhanh nhất ?

Hoàng Phi Biên đứng ngẩn người ra giây lát theo thói quen, liền lên tiếng :

― Nhà mình có tàu Hồng-mã, giống này rất tốt, sinh tiền Tiên Tổ rất yêu quý chúng, cho đến nay vẫn lấy chúng làm phương tiện di chuyển.

Hoàng Phi Bằng đã chuẩn bị trước cho Lữ Thư di chuyển bằng đại hạc, Lữ Thư vừa nhớ ra nhu cầu cần thiết phải sử dụng hạc để di chuyển nhanh, nàng liền đề nghị :

― Thưa, Thúc Bá, nữ nhi xin đề nghị nếu được thì Thúc Bá dùng, bằng không thì thôi, bây giờ cần thiết là đến đó thật nhanh, vậy di chuyển bắng đại hạc mới tiện hơn, cũng tránh được những cản trở trên đường đi, nhân tiện Thúc Bá đề cử năm Cần Lĩnh binh đem theo mười Hồng mã đến đó để sử dụng vào việc liên giao.

Hoàng Phi Biên tự hỏi lòng:– Con hạc nhỏ quá làm sao chở người được ? Trong lòng hơi ái ngại liền mỉm cười hỏi :

― Nữ nhi à, con hạc nhỏ quá không chở người được đâu, phải di chuyển bằng Hồng mã.

Lữ Thư hiểu được ý của Thúc Bá, nàng chấp hai tay thưa :

― Thúc Bá à, những con chim hạc mà Thúc Bá dùng để đưa giản biên là loại nhỏ, nó chỉ bằng con heo nái, còn đại hạc chưa ai thấy nó, chỉ trừ khi nào Phi Bằng hiền đệ đồng ý cho đại hạc xuất động thì mới thấy mà thôi, thực ra mỗi con đại hạc cao từ một thước năm đến một thước bảy, thân bằng con bò nghé, tốc độ bay rất nhanh. Thúc Bá cùng Thúc Mẫu nên đi sớm đừng do dự di chuyển bằng đại hạc với mã, Phi Bằng hiền đệ cho phép nữ nhi đem theo hai mươi lăm đại hạc là đã có mục ý này rồi ạ.

Hoàng Phi Biên lòng vui thầm kín:– Tuy ông đã nghe Tiên phụ, cũng như Hoàng Phi Chỉnh kể lại chuyện đi hạc, nhưng không nói rõ đại hạc hay tiểu hạc. Hoàng Phi Biên đồng ý chỉ lòng ngạc nhiên, thôi thì bảo bụng dạ làm, không cần phải kinh hãi, nói :

― Đề nghị của nữ nhi cũng phải lắm, nào chuẩn bị hành trang lên đường càng sơm càng tốt.

Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng ra đến sân để ý không thấy hạc chưa kịp hỏi, Lữ Thư mời :

― Mời, Thúc Bá, Thúc Mẫu đến gần nữ nhi để lên hạc.

Cả hai cũng đến gần Lữ Thư nhưng không biết hạc ở đâu và làm cách nào để lên lưng hạc. Lữ Thư vì không biết ngôn ngữ gọi hạc, cho nên phi thân lên đầu cây cổ thụ, từ đó mới phi thân lần thứ hai lên lưng hạc. Phi thân của nàng cũng thuộc vào loại liều mạng, với lòng tự tin nội công đã có, tuy đã thông hết bát mạch nhưng chưa thuần thục, nàng càng tự tin hơn không ngại lúc hành động một mình.

Nàng mời tiếp lần thứ hai:– Mời, Thúc Bá, Thúc Mẫu lên hạc. Nàng ôm vào bên hông Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng rồi vận nội công chưa hết ba phần công lực, cả ba đã phi thân lên cổ thụ, đại hạc cũng vừa bay lên, nàng phi thân tiếp theo, ba đại hạc đón tiếp ba người trên lưng, Lữ Thư chỉ hướng bay thẳng đến Trà Bích Sơn.

Trên không trung vợ chồng Hoàng Phi Biên liên miên ngạc nhiên mỗi người mỗi ý, từ lúc ra sân đến khi lên lưng đại hạc. Lúc này Hoàng Phi Biên mới kiểm điểm lại sự thấy và biết của mình, ông khen thầm:– Hiền đệ Phi Chỉnh khéo sinh được hai trai, một gái. Hoàng Phi Khải tính tịnh, văn hay chữ tốt, kín đáo, nhu mì, về võ học chỉ có vốn liến "Hoàng Kiếm" và "Bạch Thiết Châm" ngày ngày quanh quẩn với cha mẹ, ngọt hay đắng để trong lòng, chưa lịch lãm ngoài đời nhưng không biết vì lý do nào Phi Khải ở trong động Nam Khê Sơn cùng với Phi Bằng bày binh bố trận, quả là đảm sắc hơn người, có loạn thế mới gian rộng tay chân. Mỗ ăn muối nhiều hơn ăn cơm mà chưa hiểu thấu khả năng con cháu của mỗ. Lữ Thư bướng bỉnh, tình cảm cũng như võ học lộ trước con người, còn Hoàng Phi Bằng thông minh, nhu mì, văn võ song toàn có thể nói phi thường nhất trong họ Hoàng, ân oán phân minh, xử thế tinh tường, không cao ngạo, ẩn hiện bất thường, trí dũng, có cả một kho tàn vô tận dâng hiến cho Bách Việt.

Ông tự hỏi không biết Khải và Bằng điệt nhi đang làm việc gì trong cuộc tảo thanh gian tế Hán cũng như những quan lại tham ác, tuy ta biết khả năng Hoàng Phi Bằng nhiều hơn Phi Khải, nay họ đang ở động Nam Khê Sơn, thuộc lãnh địa Giao Chỉ nhưng không biết ở đâu vì dãy Nam Khê Sơn có mười tám ngọn núi lớn nhỏ.

Ông trở lại nghĩ về Lữ Thư, suy ra Lữ Thư cũng là anh thư, phi thân như thế này trên đời cũng hiếm lắm, phải có nội công phi thường mới động thủ được như thế này. Ông âm thầm trong niềm vui, họ Hoàng ngày nay làm được nhiều việc hữu ích cho đất nước, không biết tương lai còn truyền thống phù Bách Việt không ? Cũng có thể suy đó là lẽ bình thường. Không bao lâu ba đại hạc hạ cánh xuống thấp, gần mặt đất một trượng.

Lữ Thư quay đầu lại, mỉm cười chỉ tay xuống đất nói :

― Thưa Thúc Bá, Thúc Mẫu hãy cùng phi thân xuống đất nhé ?

Hoàng Phi Biên trong tâm trí trở về thực tại, đá gió phi thân, Hà Thanh Phụng cũng phi thân theo xuống đất. Toàn thể Cần Lĩnh binh chưa kịp chuẩn bị đón tiếp, họ nghĩ rằng Hồng mã phi nhanh cũng mất ba canh giờ, không ngờ Tổng lý di chuyển bằng đại hạc. Lần đầu tiên toàn thể Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam thấy ba con đại hạc, đồng quỳ xuống vái cầu phúc vì loài hạc đứng vào tứ linh.

Đại hạc bay lên không trung mất dạng, tất cả Cần Lĩnh binh Trà Bích Sơn tự động xếp thành hàng ngũ thứ tự đón tiếp Tổng lý, ngoài sân đã có đại diện các trại, các động hướng dẫn Hoàng Phi Biên và Bạch Long Phụng vào sảnh đường, đặc biệt người ta chú ý một tiểu thư kiều diễm đi sau. Đi chưa được ba mươi thước thấy phía trước có hơn năm mươi người đứng nghiêm trang đón Hoàng Phi Biên, Bạch Long Phụng, Lữ Thư tiến đến gần, nàng cúi đầu chào ngũ đại huynh họ Hoàng, tiếp theo các hiền đệ muội của động Nam Khê Sơn, người nàng gặp vội lần trước là Đỗ Trọng Chí, những người còn lại nàng không biết danh tánh, vẫn chào theo nghi lễ chủ khách như đã quen biết trước.

Tiến vào sảnh đường phó Tổng lý nội vụ Tạ Thành Công đứng trước sân giới thiệu thành phần tham dự đại hội, như Võ Trường Chi bộ trại chủ Nhật Nam, Đinh Hào trại chủ Cửu chân, Lý Công Đạo động chủ Yên duyên, Nguyễn Bá Chữ Chi bộ trại chủ Đại Á, Hồ Văn Long Chi bộ động chủ Đầm mục, Đào Hùng Chi bộ trại chủ Hồng hà, Lèo Chương Chi bộ động chủ Văn điền, Mạnh Báo Ca Chi bộ trại chủ Tô lịch, Mạc Di Chi bộ trại chủ Nhật nam, Cầm Con Con Chi bộ trại chủ Khương thượng, Quảng Minh Tạo Chi bộ trại chủ Nam đông, Lượng Thủ Chi bộ trại chủ Tây long, Trần Thứ Chi bộ trại chủ Yên quyết, Lê Hậu Chi bộ trại chủ Tây hồ.

Từ trung tâm sảnh đường có tiếng vọng ra của Tạ Thành Công :

― Thưa, Tổng lý cùng Tổng bộ điều hành Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam gồm quý Chi bộ trại chủ, động chủ, cùng lúc tham dự được giới thiệu đến từ Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân.

Tiếng vỗ tay hoan hô đón chào tình huynh đệ Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân, ông nói tiếp :

― Tại hạ xin phép giới thiệu quý huynh đệ Giáo Chỉ đồng tham dư gồm có :

― Từ Đại trại chủ Ba Ba, Mạc Bình Khang trại chủ Tịnh Tây, Chu Thường trại chủ Đại Tân, Lê Hộ trại chủ Bình Dương, Vũ tỉnh Bình trại chủ Sông Hồng, Nguyễn Ngọc Tường trại chủ Thượng Tứ, Trần Văn Thanh trại chủ Phòng Thành, Nguyễn Trí trại chủ Minh Tha, Tạ Hợp Minh trại chủ Thắm Hợp, Tống Trừ trại chủ Ni Lộc, Hà Phường trại chủ Hồng Hà, Võ Văn Độ trại chủ Mã Quang, Đào Vũ Châu trại chủ Hồng Tự, Bành Ngữ trại chủ Đại Lộc, Chữ Bá Cao trại chủ Mông Tự, Đỗ Trọng Chí trại chủ Trà Bình Sơn, Hoàng Mỹ trại chủ Phong Châu.

Phó Tổng lý Tạ Thành Công ngừng giới thiệu. Tiếng vỗ tay hoan hô đón chào huynh đệ Lĩnh Nam Giáo Chỉ. Phó Tổng lý Tạ Thành Công giới thiệu tiếp:–Đại tỷ Hoàng Lữ Thư động chủ Nam Khê Sơn cùng tham dự có đại huynh Xuân Giao, Đinh Anh Thi, Chu Thông, Chu Hào, Đào Phụng Hiệp, Đào Phụng Anh, Đào Phụng Châu và đại tỷ Lệ Thanh.

Những tiếng vỗ tay hoan hô giòn giã, đón chào huynh đệ động Nam Khê Sơn. Có người lên tiếng :

― Tại hạ Hồ Văn Long động chủ Đầm Mục Cửu Chân xin phát biểu đôi lời:– Từ bao lâu chúng tại hạ không biết động chủ Nam Khê Sơn bao giờ, tự nhiên hôm nay nhảy ra một Nam Khê Sơn mới là lạ . Vậy có thể cho chúng tại hạ biết nguyên do được không ? Người tiếp theo cũng phát biểu :

― Tại hạ Võ Trường trại chủ Nhật Nam, xin mạo muội phát biểu, tại hạ nghĩ rằng những thiếu niên của động Nam Khê Sơn, không thể gọi bốn tiếng đại tỷ, đại huynh.

Đỗ Trọng Chí bước ra trung tâm sảnh đường phát biểu :

― Tại hạ Đỗ Trọng Chí, Chi bộ trại chủ Trà Bích Sơn, xin bộc bạch trước quý anh hùng, Trà Bích Sơn là một trại sinh sau đẻ muộn, do quý đại huynh tỷ động Nam Khê Sơn kết nập vào bộ phận Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, nhờ vậy Trà Bích Sơn cải tà qui chánh, cầu hiền, phục đức học được nhiều điều hay lẽ phải của quý anh hùng, nhằm phụng sự Bách Việt cũng như đòi lại công chính cho Lạc dân, Trà Bích Sơn ra đời đúng lúc dân tình kêu oan, lương dân tha thiết mời gọi anh huynh đứng lên bài trừ những cấu kết tham ô quan lại, những kẻ hại dân bán nước cho nhà Hán.

Thưa quý anh hùng tuy Trà Bích Sơn là người mới, việc mới nhưng gặp may được minh chủ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam giáo huấn. Đại tỷ Hoàng Lữ Thư cùng quý huynh tỷ động Nam Khê Sơn chính thức đại diện cho minh chủ điều binh, khiển mã trong cuộc chiến này, tại hạ hy vọng quý anh hùng cùng cộng lực không phân biệt nam nữ, tuổi tác hãy thực hành đúng mục phiêu đề ra của Cần Lĩnh Nam.

Sau khi Đỗ Trọng Chí phát biểu tất cả mới vỡ lẽ, đồng tình vỗ tay hoan hô, ai cũng biết minh chủ là Hoàng Phi Bằng điệt nhi của sư phụ Hoàng Phi Biên, nhưng lòng chưa phục vì đánh giá những người trẻ trước mặt còn hôi sữa, tài năng văn võ, đức hạnh không biết đến đâu. Từ khi Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam xuất hiện, anh hùng tông vinh Tổng lý Hoàng Phi Biên đại anh hùng hiệp nghĩa, xem ông là hướng đi cho toàn thể anh hùng.

Phó Tổng lý Tạ Thành Công giới thiệu tổng bộ điều hành :

― Thưa quý anh hùng, Tổng lý và tổng bộ điều hành quyết định bổ sung nhân sự mới, để phù hợp phát triển hoạt động. Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, đứng đầu là Tổng lý sư phụ Hoàng Phi Biên, tại hạ Tạ Thành Công phó Tổng lý nội vụ, Đỗ Trọng Chí tổng binh, Hoàng Phi Hà phó tổng binh, Đỗ Từ Đại tổng lương thảo, Mạc Bình Khang phó lương thảo, Chu Thường tổng giám binh, Nguyễn Ngọc Tường tổng dưỡng binh, Trần Văn Thanh trưởng liên lạc, Tạ Hợp Minh trưởng án lý, Hà Phường tổng đường thủy, Võ Văn Độ tổng đường bộ, Đào Vũ Châu quân dụng, Bành Ngữ dân dụng, Chữ Bá Cao và Triệu Ân kinh tài, Hà Ngự Tùng dịch tạm, Hoàng Mỹ tài ký. Phần còn lại trại phó, động phó khắp nơi trở thành trại chủ động chủ, đề cử công minh chọn hiền tài quản lý trại. Có anh hùng nào phát biểu lời hay ý đẹp xin kính mời. Toàn thể Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đồng thanh tuân lệnh.

Tổng đường Chi bộ Võ Văn Độ phát biểu :

― Thưa Tổng lý và quý anh hùng sao không nghe đề cử động Nam Khê Sơn vào nhiệm vụ nào vậy, hay là chê khả năng của Nam Khê Sơn ?

Tạ Thành Công đứng lên đáp :

― Thưa Tổng lý cùng quý anh hùng, sỡ dĩ Nam Khê Sơn không đề cử vào Tổng bộ, là do điều hành độc lập của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, những anh hùng Nam Khê Sơn trợ lực mưu kế trong mọi lãnh vực để đem lại kết quả. Người đứng đầu hiện nay là nữ hiệp Hoàng Lữ Thư, toàn thể Cần Lĩnh binh khi nghe nói đến tên nữ hiệp thân người mãnh dẻ, kiều diễm lại có toàn năng hay sao. Ai cũng háo hức chờ xem những người trẻ này hành động thế nào ?

Tạ Thành Công báo trình chung cuộc.

― Công việc nội bộ của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, hôm nay được kết thúc tốt đẹp chúc toàn thể anh hùng thi thố chí nguyện. Quý đại huynh chú ý những ngày tiếp theo là chiến đấu trang ảnh hưởng rất phước tạp về mọi mặc như chiến thuật tại doanh trại địch hiểm trở. Kính mới Tổng lý sư phụ chỉ huấn.

Hoàng Phi Biên đứng lên hai tay ôm tròn tay xá bốn hướng chào toàn thể anh hùng, thế đứng khoan thai nói :

― Hôm nay Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đã chứng thực sự lớn mạnh theo từng ngày, thành hình lực lượng dân binh có nhiệm vụ vì dân vì nước, tại hạ cùng quý anh hùng sống không hổ thẹn với núi sông, đức tổ Hùng Vương cùng muôn Lạc dân Bách Việt. Đây là việc đáng vui mừng nhất. Toàn quân ta máu đã nóng không sợ chết, khi ra quân phận làm tướng đi đầu không thể lấy quân trao gà cho soái, quân và tướng phải "Tiểu bất dận tắc loạn đại cuồng", làm tướng lời lẽ xuất ngôn phải có lý thì đi khắp lòng quân. Quân dân ta anh hùng lập thế, dẹp loạn bốn phương, nhưng miệng nói bụng khác là không được, bỏ đam mê tà thuật nói gió gọi mưa, đó là nguyên nhân sinh lòng nhơn định thắng thiên ngoài khả năng, dẫn đến tiềm tàng thất bại. Thắng thua đừng tự hào ngươi cho là tài, hãy nhìn lên trời thấy sao sáng đó là người tài hơn ở khắp thế gian, hãy tự nói với mình "Ta" cũng có tài thực nhưng đó chỉ là hạt cát trong sa mạt. Mỗi khi Tướng soái ra lệnh tấn công, toàn quân phải nuốt vào trong bụng thi hành, dù quân ta ít địch nhiều cũng một lòng tin mới thắng được địch.

Toàn thể Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đồng vỗ tay vui mừng, hoan hô "Tổng lý" Ông nói tiếp:– Còn nhiều việc đang diễn biến rất quan trọng và nhiều phước tạp hơn, trách nhiệm trên vai của quý anh hùng, nghĩa hiệp không thể làm ngơ để bọn cấu kết tham ô quan lại, cường hào, ác bá, bè lũ gian tế Hán tự tung hoành dọc ngang trên đất Nam Việt. Mỗ được lệnh chung vai cùng quý huynh đệ phải quét sạch bẫn thỉu, dơ nhớp từ Giao Chỉ đến Nhật Nam, như vậy quý anh hùng có đồng ý cộng lực cùng với mỗ không ?

Tất cả đồng hô "đồng ý", hoan hô "Tổng lý". Hoàng Phi Biên nói tiếp:– Như vậy quý anh hùng hãy thi hành đúng nghiêm lệnh, chức năng của mình, không một ai sơ suất, mỗi lệnh truyền ra phải có ba chữ ký và đóng dấu của Tổng lý Hoàng Phi Biên, Tổng binh Đỗ Trọng Chí, đại diện Cần Lĩnh Nam Nam Việt có nữ hiệp Hoàng Lữ Thư mới có giá trị, tên gọi cuộc chiến này là "Dẹp Loạn Nuôi Ông Tay Áo". Quý anh hùng có ý kiến gì không ?

Một sơn dân cất tiếng cười đanh ác, nguyên là thành viên trong Tổng bộ điều hành Đào Vũ Châu phát biểu :

― Kính thưa, Tổng lý sư phụ, đệ tử nghĩ rằng nữ hiệp tuy là đại diện Cần Lĩnh Nam Nam Việt, nhiệm vụ này xem ra nữ hiệp có kham nổi không, nếu nữ hiệp làm liên lạc thì hợp với khả năng hơn .

Hoàng Phi Biên cười, hiểu được nổi lo âu đáp :

― Quý anh hùng nghĩ như thế cũng đúng, nếu đối với một người văn võ bình thường thì được, còn nữ hiệp đến đây để thay thế tam vị anh hùng Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường mà quý anh hùng đã biết, vậy võ học nữ hiệp không tệ lắm đâu, quý anh hùng an tâm đặt niềm tin thì mọi sự sẽ tốt.

Lữ Thư đứng lên chấp đôi tay chào quần hùng bốn hướng, tính nàng cương cường, tiếng nói dõng dạc bằng khí thế hừng hực không bị nao núng trước uy thế của mình, cũng lay chuyển được một số quần hùng thán phục và cơn giận kinh nữ trọng nam cũng từ từ ngui, sau đó nàng thở dài một tiếng và phát biểu :

― Kính thưa Tổng lý cùng quý anh hùng, tại hạ tuy phận nữ cũng háo hức chen vai vì dân vì nước, cho nên quên phận nữ nhi, tại hạ lúc nào cũng ngưỡng mộ anh hùng dù nam hay nữ, chỉ xin thi thố một phần tính nam giới cũng đủ thỏa chí rồi, nghĩ rằng quý anh hùng không hẹp lượng cho tại hạ một dịp hiếm có như trận chiến đã bày ra. Tình thế hiện nay Nam Việt đất rộng anh hào nhiều, lập công kỳ tích cũng nhiều, anh hùng yêu đất nước cần thiết là chân thực và biết thiết tha, không vì nghe lời toàn phi cho là sấu hết đâu, có nhiều anh hùng thì giảm thiểu thiệt hại cho quân ta. Nếu tạ hạ bất tài thua bạn thì mừng vì đời còn có người tài hơn tôi, nếu thắng thì hận vì cõi đời này không có đối thủ, kẻ anh hùng không lấy khua môi múa lưỡi làm con rối, nhảy ra ngoài vòng khả năng mới rõ mọi sự anh hùng. Sát giới, địch và ta hai lẽ khó phân. Người ta có nói: "– Nữ giới nhạy cảm hơn đàn ông về mặc tình cảm, nhưng đôi lúc cũng nhạy cảm cả về giang hồ bởi thế mới có danh Nữ Hiệp".

Thực tế trong lòng Lữ Thư muốn truyết phục nhân tâm quần hùng, chuyển từ thế chưa thiện cảm đến thế phải phục tùng. Giọng nói của nàng thật trầm ấm và từ tốn, nhưng tiềm ẩn trong sự từ tốn đó có cái uy lực khiến kẻ khác không thể cưỡng lại ý của nàng. Khi nguời ta nghĩ đến cái lạnh thì sẽ lạnh, nghĩ đến cái nóng thì sẽ nóng. Ngưởi nghe không thể quên đi cái chân dung này, nếu nhân dịp nào đó nàng nhất định phải thi thố võ học để thu phục nhân tâm của họ nàng chẳng ngại.

Đào Vũ Châu vẫn cố chấp không tin lời trình bày của Lữ Thư, thoáng lộ vẻ buồn bã rồi cúi đầu phát biểu :

― Thưa nữ hiệp, tại hạ không phải xem thường nữ hiệp, nhưng vào trận chiến là nơi chấp nhận sự hy sinh, cần thiết là ta còn, địch phải chết, chiếm được chiến trường mà ta không đổ máu, nữ hiệp có đủ bản lĩnh đó không ?

Nghe Đào Vũ Châu nói xong, Lữ Thư bèn nhướng mày gương mặt kiều diễm hiện ra nụ cười thân thiện nhưng trong lời nói có chất chua cay đáp :

― Thưa quý anh hùng, bản lĩnh thì tại hạ không dám nói có thừa, nhưng tự tin sẽ chuyển được từ yếu thành mạnh, lấy trí tuệ chế ngự kẻ kiêu căng, lấy võ học chế ngự kẻ bạo tàn, đó mới là sách học của nhà võ, cũng như khi đánh con giun dế thì dùng thứ võ khí gì, con rắn rít, con hùm, beo, hổ cũng vậy, nói cho cùng để người khác tin mình, không phải lấy miệng đỡ tay chân, mà phải bằng hành động nữa, có phải không quý anh hùng ?

Đào Vũ Châu không đối đáp được chỉ biết gật đầu theo câu hỏi. Lữ Thư nói tiếp:– Tốt lắm vậy tại hạ thỉnh các hạ vài chiêu trong gió để làm lòng tin được không ?

Đào Vũ Châu không ngờ mỗi lời nói có chứa võ học miệng, thu hút địch thủ vào thế bại trận. Tất cả từng ấy người trong sảnh đường cũng thấy điền này, hình như Lữ Thư biến Đào Vũ Châu thành cục bột muốn nặng theo hình tượng nào tùy ý. Lúc này Đào Vũ Châu suy nghĩ:– Có nên tiếp tục gật đầu hay không ?  Dù Mổ có gật đầu cũng đã té ngựa, không gật đầu thì ngựa đã té trước rồi, thôi thì mình nín miệng để cho người tùy ý hành hạ và mình đã thán phục nữ hiệp ! Tất cả trong sảnh đường đồng thán phục Lữ Thư qua kiến thức của nàng.

Nhân tiện Lữ Thư nói tiếp: – Tại hạ đã hiểu ý của quý anh hùng, đây cũng là lần đầu giao hảo tất cả vì Lạc dân vì Nước nhưng không vì người. Tại hạ đem lòng thể hiện khả năng, xem đây là một thử thách bằng hành động rất hợp lý, hy vọng quý anh hùng mãi mãi xem nhau trong tình huynh muội đồng lý tưởng Cần Lĩnh Nam.

Tại hạ xin bái chào chín trăm hai mươi tám anh hùng hiện diện trong trại Trà Bích Sơn, một luồn gió nhẹ thổi từ trong sảnh đường bay ra chạm vào cây cổ thụ lá rụng xuống đất, toàn thể anh hùng thấy nội lực không có gì gọi là vũ bảo, thế mà chạm vào cổ thụ lá rụng khắp nơi. Nàng nói tiếp:– Tại hạ nhờ quý anh hùng ra cây cổ thụ nhặc hết lá đem vào đếm thử được bao nhiêu.

Hoàng Phi Biên biết Lữ Thư sử dụng chiêu pháp "Thiết Kim Châu" trong "Bạch Thiết Châm" nhưng lạ thay Lữ Thư dùng sức gió để lặt lá cây chứ không dùng "Bạch Thiết Châm" trong đầu ông còn ngơ ngác, thì ba Cần Lĩnh binh đem một rổ lá cây vào trước sảnh đường đếm đúng con số người mà Lữ Thư chào, vẫn chưa tin trong trại Trà Bích Sơn có từng ấy số người tham dự, Hoàng Phi Hà khẩn xuất lệnh điểm danh, mỗi người đọc mỗi số đúng chín trăm hai mươi tám không sai.

Tạ Thành Công ngạc nhiên, giật mình kinh hãi, khi chàng nhìn kỹ mới hay hai mắt Lữ Thư tia ra những luồng ánh sáng rất nhu hòa, ông thắc mắc vô cùng rồi hỏi :

― Thưa nữ hiệp, phương pháp nào để biết được bí mật của trại có số người như vậy ?

Lữ Thư bình nhiên thở dài một tiếng rồi đáp :

― Thưa phó Tổng lý và quý anh hùng những bí mật mà để người khác biết thì cầm chắc chưa xuất quân mà đã thua trận rồi, khi biết bí mật của địch thì dùng bao nhiêu binh sẽ thắng, dùng bao nhiêu nội lực địch sẽ bại, dùng bao nhiêu lương thực để nuôi quân ngoài chiến trường, dự liệu trước có bao nhiêu quân bị thương và tránh được tử thương. Không khác nào tại hạ xuất chỉ một chiêu, không thừa không thiếu lá cây và người trong trại, đó là dụng trí trước rồi võ học bước theo sau. Về trí, sáng nay tất cả anh hùng trong trại điểm tâm để chuẩn bị đón tiếp Tổng lý, tại hạ chỉ cần tìm xem qua trong ống đũa ước là biết số người, còn về võ học phải biết lấy gió làm vũ khí, cái khó là xuất quyền chẻ gió dúng mục tiêu mà không thấy thương tích.

Lữ thư giải thích đến đây ai ai cũng phải thán phục, chính huynh đệ tại động Nam Khê Sơn cũng phải ngớ ngẩn. Lúc này toàn thể mới biết ta biết người, tuy tất cả không nói ra cũng đồng ý niệm nữ hiệp kỳ tài văn võ song toàn, đối đáp lưu loát, thuyết phục tế nhị, dù cho người khó tính cách mấy cũng phải cảm tình với nàng.
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 10
Ngồi trên lưng hạc châu hàm thụ ân

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét