Phương Trời Bách Việt - Chương Mười Một ( Huỳnh Tâm )

Kẻ tham quyền thế một mình riêng

Về ưu và khuyết điểm của nữ quái Phạm Thuy Hà chỉ có chiêu thức đơn giản bình thường mà con người nào cũng có thể vấp phải như thích ngọt ghét đắng, y thị dùng miệng nhả lời mật ngọt, che dấu sự thật trong lòng, mỗi lời thốt ra lặt vặt kém hiểu biết nhưng âm thanh quyến rũ được người nghe, đôi mắt không bao giờ đối diện, thâm hậu ở nơi y thị dụng giả nhân nghĩa lấy của người làm lợi riêng, thân hình ốm thấp da ngâm đen.
Y thị thường mượn danh nghĩa người quyền tế quan quân, người giàu có, những cao nhân giang hồ gác kiếm, giới tài tử đã thành danh, hầu như tất cả đồng khó tránh khỏi Phạm Thuy Hà, y thị rảnh rổi ngồi không có tài thọc gậy bánh xe hữu hiệu vô cùng, làm mọi người nghi kỵ lẫn nhau, y thị lân la gợi tình từng người một xem như làm quà mọn sơ giao, tặng cho khổ chủ tương lai. Những khổ chủ đinh ninh rằng y thị đúng là người đáng để ca ngợi vì lòng bác ái, tha nhân, nhưng nào ngờ khổ chủ bị lầm lớn trong đời gặp phải y thị độc trùng, như Thúc bá Hoàng Phi Cương cũng một thời bị y thị quây như gà đá, kẻ nào sớm mất phúc bị y thị vo tròn bóp méo đời tư như trở bàn tay, kẻ nào vô tình đụng đầu làm đối thủ với y thị tức khắc ra tay búng độc trùng, chết không đối chứng. Nói cho cùng những ai đã thân giao với y thị này thì sớm muộn gì cũng phải bại liệt thân danh chết không thơm, nếu không chết thì bị bệnh dở hơi, sống không ngẩn đầu lên khỏi chân trời. Trong giới tài tử có người nhận diện được vấn đề của y thị, đánh giá kẻ sĩ ngu chết hư danh, thấy gái đui mù, lòng dục. Kẻ sĩ bản lĩnh và đạo đức mới dám xuất chiêu "Khai Tâm Quyền" đấm thẳng vào cái túi "điêu ngoa" của y thị cũng không hy vọng sẽ trở về "Nhơn chi sơ tính bổn thiện".

Ưu điểm của y thị không có nhưng khuyết điểm quá nhiều, khi mới sinh ra đã tiếp nhận tính vô đức, lớn lên bất tài nhưng muốn nắm Nam giới trong tay để sai khiến, thực ra y thị chỉ vì đại háo danh, tạo nên những tên tuổi giang hồ thù oán, bất cộng đái thiên, y thị mới có hỗn danh Phạm Ba Trợn. Nguyên y thị bị bệnh ác tình quành hành bởi thế đã trải qua rất nhiều đời chồng, già như tổ như cha, trẻ như cháu như chắt, y thị đều hưởng dụng không tha.

Phạm Thuy Hà tay không miến võ học nào, nhưng địch thủ không dễ dàng hạ được, rất đơn giản y thị mới quen biết quan lớn ngày đâu, ngày sau xin kết nghĩa huynh muội, những cao thủ giang hồ già từ Bắc chí Nam, họ xem y thị là thần tượng về tinh thần, cho nên giang hồ già tối mặt không còn tĩnh táo để thấy tình kết nghĩa đâm sau lưng, vừa rồi chính Lý và Trương đệ đã phanh phui nội vụ, Đạo sĩ Trần Mạnh Côn làm phản, nguyên trưởng đảng Chung Thành Giáo tức là Cộng Đảng do y thị độc trùng Phạm Thuy Hà làm chủ, chính tay y thị giết tướng quân Nguyễn Hồng để bịt miệng biên giới Tượng Quận. Ba chi em họ Phạm độc trùng lấy một chồng tên La Đức, chính y thị thừa kế sào huyệt tại Đô Lung Lĩnh, Trường Sa. Mục đích hoạt động muốn thu tóm Quế Lâm Vương qua cuộc ám sát do Thúc bá Hoàng Phi Cương thực hiện, đồng đảng gồm có Tăng Bạch Hùng, Hà Chung Khoa, Hứa Vành Anh, Từ Ngọc Hú và trên bảy trăm đảng chúng. Chưa hết chuyện, y thị còn tham dự vào nội vụ Tổng trấn Cao Hổ Tiên giết anh hùng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc tại Động Đình hồ gồm có đâi huynh Mạc Thu Tá và Võ Thu Hồ.

Rất tiếc tất cả anh hùng hào kiệt đất Trường Sa không tin sự trình bày của huynh đệ Lý, Trần, Trương. Hôm nay vẫn còn một số người cho rằng Phạm Thuy Hà là ngưới đáng kính trọng, là người có nhiều tình cảm, là người hiền trong thiên hạ, là người tay yếu chân mềm, làm gì có độc trùng. Do đó huynh đệ Lý, Trần, Trương xin lỗi anh hùng tại Trường Sa và hòa giải xem như Phạm Thuy Hà vô sự,  quý huynh đệ Lý, Trần, Trương đành phải bó tay, chào thua trước tình cảnh khó phân giải bày.

Lần này y thị xuống Giao Chỉ với mục đích thế nào chưa ai biết, nhưng chắc chắt có chân trong bọn lám phản. Đỗ huynh chú ý y thị này khóc giả như thiệt, miệng lưỡi hoa ngôn tài tình, nhưng phải cẩn trọng đề phòng tay búng độc trùng của y thị. Lần này y thị sa vào lưới Giao Chỉ thì mới rửa mắt thay lòng anh hùng Trường Sa, cũng như giới giang hồ già từ Bắc xuống Nam và giới tài tử ngu. Hy vọng sẽ có ngày y thị gian hùng Phạm Thuy Hà xuất hiện toàn thân chồn cáo.

Đỗ Trọng Chí nghe Lữ Thư kể mà trong người cảm thấy dựng tóc gáy, rồi nói :

― Theo muội kể, thì y thị họ Phạm tên Thuy Hà, quả là nguy hiểm vô lường, bởi mọi người nghĩ rằng y thị không có võ nghệ cho nên kẻ nào xuất kiếm là tiểu nhân. Tại sao mọi người đã nghe và thấy mà không tùy cơ ứng phó. Thánh nhân có nói "Đường cùng tắc biến, biến tắc thông".

Lữ Thư vội lắc đầu cười mà rằng :

― Huynh nói cũng đúng, như chỉ một phần ứng biến, nếu y thị đứng trước mặt Đỗ huynh khóc lóc, than van, kêu ca nhận lỗi, đây là chiêu thức ứng biến giả tâm của y thị, thì Đỗ huynh biến bằng cách nào ?

Đỗ Trọng Chí cất tiếng cười "ha hà" nói :

― Dụng "Chí công vô tư" công bố chứng cứ tội phạm cụ thể, hữu hiệu không kém lấy nghi can làm nhân chứng, để buộc tội y thị.

Lữ Thư vỗ tay lớn tiếng khen :

― Muội hy vọng Đỗ huynh bắt được nữ ma đầu này, đây là một chiến công lớn mà thiên hạ đang chờ huynh đưa ra sự thật về y thị Phạm Thuy Hà.

Mặt trời đã lên bảy sào, có tin Hoàng Phi Chỉnh và Hiệp Phương Yến, cùng ba người lạ mặt viếng thăm trại Trà Bích Sơn. Hoàng Phi Biên vội để chung trà xuống kỷ, ông xuất lệnh mời vào gấp :

― Hà muội, đi cùng huynh ra trước sảnh đường đón bào đệ. Lữ Thư ở hậu đường nghe Thúc Bá nói chuyện không rõ, nàng chỉ nghe loáng thoáng bào đệ, nàng chạy ra hỏi :

― Thưa Thúc Bá, ai đến mà khẩn trương vậy cho nữ nhi biết được không ? Lữ Thư tự thầm:– Trong lúc đang gặp khó chưa giải quyết bọn cẩu quan, tập phường hại dân bán nước, bỗng dưng Thúc Bá lại vui mừng. Nàng cũng hiểu được tâm trạng của Thúc Bá, chẳng nhẻ Gia gia, Mẫu thân đến đây ư, thảo nào Thúc Bá làm sao mà không vui mừng được chứ ? Nếu có Gia gia, Mẫu thân viếng thăm vào lúc này, chẳng khác nào cỗ vũ cho tướng soái binh hùng mã cường.

 Hoàng Phi Biên liền gọi Cần Lĩnh binh vào trong bảo người thay trà.

   ― Dạ, vâng lệnh Tổng lý ạ. Ông gọi luôn Lữ Thư:– Nào nữ điệt nhi ra đây đón tiếp Gia gia của con nhanh lên.

Từ xa nàng đã thấy Gia gia, Mẫu thân tiến về hướng sảnh đường, vội hỏi:

― Thưa, Thúc Bá nhân tiện nữ nhi xin rủ Đỗ huynh cùng đi được không ?

Hoàng Phi Biên thấy không ổn nói :

― Nữ nhi à, ra đón gia gia, mẫu thân đó là đạo làm con, còn Đỗ đệ có liên quan gì đến chuyện gia đình nhà ta đâu. Nữ nhi đừng làm Thúc Bá phân trí, lâu lắm mới gặp được bào đệ, Thúc Bá muốn tình nhà trong một bến riêng, đừng để người ngoài chi phối, nữ nhi ngoan ngoãn nào.

Nàng cũng bối rối đành phải vâng lời :

  ― Dạ, nữ nhi tuân lệnh.

Hoàng Phi Chỉnh, Hiệp Phương Yến vào đến sân đã thấy Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng còn có cả Lữ Thư đứng sau Thúc Bá. Huynh đệ tỷ muội gặp nhau trùng phùng vui mừng, riêng Hiệp Phương Yến chạy đến ôm Lữ Thư hôn trên má nàng và ôm vào lòng thật lâu, bà nói :

   ― Đã lâu lắm Mẫu thân không gặp nữ nhi, vậy mi có khỏe không vì sao mi lại có mặt ở đây. Có phải hiền đệ của mi đày ải đến đây không ? Nếu đúng vậy thì ta sẽ đét vào mông của nó.

Nàng xúc động miệng mếu máo đáp :

― Thưa, Mẫu thân, không phải như thế đâu, nữ nhi tự nguyện đến đây mà.

Hiệp Phương Yến tinh tường nói chỉ để cho Lữ Thư nghe :

― Thực thế không phải hả ? Nếu như vậy thì ta tha thứ hiền đệ của mi.

Huynh đệ họ Hoàng vào sảnh đường, Hoàng Phi Chỉnh ngạc nhiên cũng từng ấy anh hùng đã gặp lần trước cách đây một năm, nhưng lần này có khác vì ông thấy nhiều người trẻ mà không biết từ đâu đến, đứng nghiêm chỉnh trong sảng đường. Trái lại họ xem Hoàng Phi Chỉnh, Hiệp Phương Yến như thân Phụ thân Mẫu, những người trẻ tự động thưa :

― Chúng hài nhi bái kiến Phụ thân, Mẫu thân.

Ông phản ứng tự nhiên nói :

― Tại hạ không biết vì cớ gì, gọi là Phụ thân, Mẫu thân thôi đứng lên, ông nói tiếp:– Quý các hạ là ai mà gọi mỗ như vậy ?

Đinh Anh Thi đôi tay chấp lại thi lễ :

― Thưa Phụ thân, chúng hài nhi là huynh đệ kết nghĩa với đại huynh Phi Bằng, cũng như đại tỷ Lữ Thư cùng sống mấy năm ở động Nam Khê Sơn, có mặt ở đây là do lệnh của đại huynh điều đến.

Hoàng Phi Chỉnh hết thắc mắc, lòng cũng vui mừng nói :

― Thì ra là thế, bao lâu nay mỗ tưởng Hoàng Phi Bằng chỉ có kết nghĩa vài huynh đệ, chứ đâu ngờ nhiều thế này, thôi được quý hài nhi bình thân. Ông nói tiếp:– Thưa đại huynh cùng tỷ tỷ, đệ cùng muội Hiệp Phương Yến đến đây có ba việc.

Thứ nhất lấy phận hèn trợ lực cùng huynh đệ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam và cùng đại huynh trứ gian đại ác.

Thứ nhì chúng đệ viếng thăm tình nhà.

Thứ ba đệ muốn tìm một người trẻ họ Đỗ tên Trọng Chí.

Đỗ Trọng Chí đã thấy ba người ngồi gần Hoàng Phi Chỉnh chàng ngạc nhiên, nhận diện ra người nhà, chính là Gia gia, Mẫu thân cùng em trai. Gia gia thân Mẫu thể chất nay đã phong trần nhiều, trên mặt làn da đã trổ đồi mồi sậm, mái tóc cũng điểm muối tiêu, nét nhăn sợi chỉ điểm trên tráng, tuy vậy tướng mạo không thay đổi là bao, còn em trai nay cao ráo khôi ngô, thân thể đổi thay nhiều, nét mặt vẫn hao hao ta.

Chàng xúc động muốn khóc thành lời, nhưng không dám, khi chàng nghe Hoàng Phi Chỉnh nói đến họ tên của chàng, nỗi mừng vui hiện ra biết gia đình mình tất cả còn sống, chàng tự hỏi nguyên do nào lại biết mình ở đây mà tìm đến ? Tìm mãi trong trí tưởng để có câu trả lời cũng không có lời đáp, đành phải chờ Gia gia, Mẫu thân giải thích, trong thời gian chàng đi vắng những việc gì làm cho gia đình trôi nổi đến đây ?

Hoàng Phi Biên lấy hơi thở nhẹ chậm rãi nói :

― Việc trừ gian Hán, quân quan địa phương bạo ác huynh đã chuẩn bị chu đáo rồi, còn chờ lệnh là tảo thanh bọn chúng, huynh đệ ngồi nhà lược trận không cần phải ra chiến trường.

Hoàng Phi Chỉnh mừng rỡ cười "ha hà" nói :

― Đúng là đại huynh cao kiến, ngồi nhà bày trận có khác nào ra chiến trường, đệ học sách bày binh bố trận đã nhiều năm mà cũng không hơn đại huynh, ước ngày nào đó phải hơn đại huynh mới được, tất cả người trong sảnh đường đồng cười.

Hoàng Phi Biên vui không tả hết, vội nhìn sang hai hàng anh hùng rồi tiếp lời :

― Thưa quý anh hùng, hiền đệ của mỗ thích bày trận lắm, nhân đây mỗ xin trình bày vài thiển trí của phép bày trận để cùng bàn bạc, như cung cách người bày trận và dùng người thủ trận. Ông nói tiếp:– Hiện nay Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đã bày trận có xuất không hồi, tiến không lui. Ngồi trong trận coi hổ tranh nhau vì một cái bánh vẽ, tức là "Hổ tranh nhau mồi giả" tuy vậy đừng xem thường võ học bọn quân quan tham ác, chúng cũng có xảo thuật mưu gian mẹo vặt rất là kinh xuất, không nên xem thường, còn Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam nhất là binh mã không được thương vong, phải biết địch, biết ta, những ưu khuyết điểm mạnh yếu, lúc nào cũng đề phòng cẩn thận, dù ta mạnh địch yếu vẫn phải thủ đường di động binh, phải hiểu thế đất chiến trường, thế đánh mạnh như chẻ tre, dụng mưu trí linh động. Thắng trận lòng binh sĩ không kêu ngạo, bại trận tinh thần không nản chí, dụng lòng dân hướng về chính nghĩa, khi thắng trận Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam cần nhớ "Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại" vì tất cả là Lạc dân Bách Việt. Tiếng vỗ tay vang cả sảnh đường, tán đồng mục phiêu trận chiến.

Binh tướng dưới trướng của Hoàng Phi Biên đồng kính phục tài ba vượt lên trên mọi người, trong ý chí của ông đã có, họ khen thầm ông chính là điểm sống còn của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, ông là người thực tài về nhiều mặt như kinh doanh, thông đường thủy, giỏi đường bộ, giá trị của cuộc đời ông xem thường vật chất sống vì tình người, kinh luân thao lược võ, trí tuệ là sở học có biện luận, tính của ông việc nước nghiêm minh kín đáo, việc nhà cởi mở hồn nhiên, lời nói của ông xưa nay vẫn thế "Hành động nhất thể một lời". Ông còn có tài thu phục nhân tâm vì ông quan niện về con người "Nhất đa tương dung bất đồng môn", nhờ vậy thuộc hạ chưa bao giờ nghe ông kể công nuôi ai khôn lớn, họ biết bào đệ của ông cũng là nhân kiệt có cùng một cảm niệm như nhau, nhưng tính tình thông thoáng hơn. Huynh đệ họ Hoàng hội ngộ đủ chứng thực cuộc chiến này hệ trọng.

Hoàng Phi Biên nói cùng bào đệ :

― Này hiền đệ, việc thứ nhất binh mã tạm yên, chiều nay hội ý anh hùng lấy quyết định chung kết, việc thứ hai tình nhà an ổn, việc thứ ba hiền đệ đề cập đến Đỗ Trọng Chí có liên hệ gì không ?

Hoàng Phi Chỉnh thoán qua đã biết có mặt Đỗ Trọng Chí ở đây rồi, nhưng chưa biết người như thế  nào, cho nên giới thiệu trước về gia đình họ Đỗ :

― Thưa đại huynh, trước hết đệ xin giới thiệu đây là hiền huynh Đỗ Trọng Mỹ, hiền tỷ La Chung Hương, còn cậu thanh niên này là Đỗ Trọng Kha, gia đình Đỗ huynh trải qua cuộc đời nghiêu khê, tứ cố vô thân, việc này sẽ thuật lại cho huynh tỷ nghe sau.

Nguyên Đỗ huynh ở gần nhà đệ, thường hay qua lại thăm nhau, lâu ngày mới biết ý tình đôi bên văn võ hơn người. Đỗ huynh biết đệ cùng Yến muội thường chu du đó đây, cả gia đình Đỗ huynh xin đi theo nhiều lần, đệ từ chối vì đường xa, nguy hiểm. Lần này đệ đi thăm đại huynh–tỷ, Đỗ huynh biết được xin đi theo đệ đồng ý, đệ hỏi nguyện vọng của Đỗ huynh hay vì nguyên nhân nào thúc đẩy xin đi theo đệ. Một ngày nọ Đỗ huynh mới nói thực, có một đứa con rất hiếu thảo đi lên thành Phiên Ngung để ứng thí, bị mất tích đã hơn ba năm, cả nhà đi tìm mãi mà không gặp, tuy vậy vẫn quyết định đi tìm không nguôi, lần này Đỗ huynh hy vọng mãnh liệt chuyến đi này sẽ tìm được con.

Đỗ Trọng Chí đứng khóc thương Gia gia, Mẫu thân cùng em đã khổ vì mình, muốn chạy đếm ôm cả gia đình mà chưa dám vì còn phải chờ lệnh. Hoàng Phi Biên xúc động, thấy thảm trạng của vị võ lâm kỳ hiệp, lòng cũng bùi ngùi xót xa, gọi :

― Mời, Tổng binh Đỗ Trọng Chí ra bái tạ Gia gia, Mẫu thân, rất may mắn gia đình đoàn tụ ở nơi đây, tại hạ chúc mừng Đỗ huynh gặp được điệt nhi, quả là phiêu lưu đại lý rốt cuộc cũng về đại hải .

Hoàng Phi Chỉnh cũng vui lây, thấy Đỗ Trọng Chí thân cốt hơn người, ông khen thầm:– Chàng thanh niên này đúng là kỳ tài dị sĩ rất tương lai. Ông nhắp môi vừa định hỏi thêm thì Hoàng Phi Biên nói :

― Chuyện đời không ai ngờ trước, phải chính mình tạo ra mới được hưởng "Người tốt không vì lụa, lúa tốt nhờ phân".

Cả gia đình họ Đỗ quỳ xuống tạ ơn Hoàng Phi Chỉnh. Hoàng Phi Biên tiếp nhận bằng một quyền nhẹ dưới sàn sảnh đường, cả bốn người hiểu ý vội đứng lên xá cảm tạ toàn thể anh hùng. Lữ Thư cũng xúc động thấy Đỗ Trọng Chí khóc nàng cũng rơi lệ theo. Sự rơi lệ của Lữ Thư có hậu ý, không qua mắt đối với đường đời của Hà Thanh Phụng, Hiệp Phương Yến, tự biết chúng đã có tình cảm hay yêu gì đó rồi. Hà Thanh Phụng nói thì thầm với Hiệp Phương Yến :

― Muội có thấy nữ nhi không ? Hình như bọn trẻ bây giờ yêu thương nhanh quá, thời của chúng mình đính hôn từ khi mới sinh ra đời, thế mà mười tám năm sau mới được nói tiếng yêu anh, yêu em.

Hiệp Phương Yến cũng ngậm ngùi sa lệ bởi họ Đỗ đoàn tụ, cũng vừa lúc nghe Hà tỷ tỷ nói vếề Lữ Thư, bà liền đáp :

― Muội thấy trong nước mắt của nữ nhi cũng có niềm vui nữa, nếu không phải yêu nhau thì đời nào có điệu bộ tương tự như tỷ tỷ ngày xưa yêu Biên đại huynh vậy. Hà Thanh Phụng "hứ" :

― Làm gì có cái chuyện yêu để người thứ ba biết như bọn trẻ ngày nay.

Hiệp Phương Yến kể lể lê thê khe khẽ :

― Chính Tổ mẫu là người thứ ba biết trước mới đứng ra kết hợp huynh với tỷ đấy chứ.

Hà Thanh Phụng lại cười nói :

― Đúng là phái nữ của chúng mình nhạy cảm về tình yêu hơn mấy ông tướng, theo muội suy nghĩ thế nào về họ Đỗ ?

Hiệp Phương Yến thực lòng chớ không phải khiêm tốn, bèn mỉm cười đáp :

― Muội ở xa mới đến không biết Đỗ Trọng Chí như thế nào. Nếu tỷ tỷ thấy chúng nó thực sự tương lai hạnh phúc, muốn lập gia thất thì nhờ huynh tỷ quyết định, nữ nhi xưa nay xem tỷ tỷ như mẫn thân.

Hà Thanh Phụng tỏ ý hài lòng :

― Tỷ và muội tuy biết hậu ý chúng nó, nhưng phải cản trở chúng ít nhất phải một năm sau, không thể cho chúng nó vượt qua khỏi gia pháp họ Hoàng.

― Dạ, muội hiểu, nhưng nữ nhi bướng bỉnh lắm.

Hà Thanh Phụng đôi luồng nhãn tuyến xoáy vào Hiệp Phương Yến như một thăm dò ý, rồi âm thầm tự  nói:– Dú sao cũng là mẹ của Lữ Thư ta không thể qua mặt được. Thoáng một nét cười, vừa khẽ gật đầu nói :

― Được rồi, để tỷ tỷ sẽ lo liệu, muội an tâm.

Nhà họ Đỗ đoàn viên, kể cho nhau nghe chuyện trước sau của gia đình, nước mắt lẫn trong tiếng cười. Đỗ Trọng Chí tuy không giới thiệu Lữ Thư nhưng lòng thầm:– Mai này hài nhi sẽ giới thiệu ý trung nhân tức là thứ nữ của sư thúc Hoàng Phi Chỉnh, thúc bá Hoàng Phi Biên cũng là sư phụ chàng. Tuy nhiên tất cả người lớn thấy thoáng qua đã biết hết chuyện của người trẻ .

Đỗ Trong Mỹ thở dài từ từ nhếch môi nói :

― Nợ này chưa trả xong, thì nợ khác lại chồng chất lên. Hài nhi có biết không cả gia đình mình không chết là nhờ hiền huynh Hoàng Phi Chỉnh, Hiệp Phương Yến cứu mạng đó, sống được đến ngày nay cũng nhờ nữ Hiệp Phương Yến giúp vốn làm ăn, Đỗ Trọng Kha biết văn võ cũng là nhờ đại huynh Hoàng Phi Chỉnh, hài nhi sống được cũng nhờ đại huynh Hoàng Phi Biên cứu mạng, nói chung gia đình mình vẫn thấp kém hơn người vạn vạn lần, nếu không gặp tai ương nạn chướng cũng thấp kém hơn người xa lắm, hài nhi phải trả những thứ nợ này rồi mới tính chuyện tương lai, gia gia không cản trở nhưng thấy lòng ngại ngùng lắm, đây toàn là những cái ơn sinh tử khó trả.

Mãi đến bây giờ Đỗ Trọng Chí mới sực nghĩ ra, mắt chàng sáng lên, buột miệng thưa :

― Thưa, Gia gia, hài nhi vâng lời, nhưng sau cuộc chiến này sẽ định liệu, thời gian còn dài, hài nhi hiểu ơn đền, nghĩa trả. Gia gia và Mẫu thân à, hài nhi biết không phụ lòng người .

Sau buổi cơm trưa hai nhà Hoàng Đỗ chuyện trò thâm giao, họ Đỗ lấy lại sung mãn tươi cười như thể được hồng cơ. Đỗ Trọng Mỹ trịnh trọng đứng lên, Hoàng Phi Biên hiểu ý nhanh tay kéo họ Đỗ ngồi xuống ghế, nói :

― Đỗ huynh đừng có khách sáo, hãy xem nhau là huynh đệ, có gì ngồi rồi hãy nói.

Đỗ Trọng Mỹ tuy thân đã ngồi vào ghế mà đôi tay vẫn còn nắm quyền cung kính nói :

― Thưa quý huynh đài, cả gia đình tại hạ đoàn tụ tại đây, vui mừng và hạnh phúc nhất là ngày hôm nay, cũng nhờ nhị vị đại hiệp, tại hạ không có vật gì để báo đáp xin nguyện ơn này nhớ mãi đến đời sau.

Hoàng Phi Biên cũng thấy trong lòng an tâm, rồi nói :

― Tất cả đồng huynh đệ không có đặt ơn nghĩa lên trên bàn này, cõi đời là bể khổ mênh mông, biến đổi bất thường rồi cũng đến lúc bình an. Đỗ huynh xem huynh đệ tại hạ cùng một nhà thì không có gì hạnh phúc bằng.

Lúc này Đỗ Trọng Chí tinh thần phấn chấn, xem như trong lòng được toại nguyện hạnh phúc, chàng thưa :

― Thưa, Gia gia Mẫu thân cùng hiền đệ, mời vào hậu sảnh đường nghĩ ngơi.

Đỗ Trọng Chí nhờ một Cần Lĩnh binh :

― Xin đại huynh hướng dẫn gia đình tại hạ vào phòng khách nghĩ nghơi, đa tạ đại huynh.

Lúc này trong sảnh đường còn lại Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh, Lữ Thư, Đỗ Trọng Chí, Tạ Thành Công và huynh đệ trong Tổng bộ duyệt xét trận chiến lần cuối. Hoàng Phi Biên xem qua, rồi hỏi :

― Tạ đệ tử, bây giờ binh mã đã thế nào rồi, trình bày lần cuối để xem lại mưu kế trận địa ?

Tạ Thành Công đưa nhãn tuyến về phía Hoàng Phi Biên đáp :

― Thưa, Sư phụ, Cần Lĩnh binh đã ém mình vào bốn hướng, phía Đông binh phục có tổng giám binh Chu Thường án ngữ trước sào huyệt núi Ba Sao của Lê Chi, còn ở hướng Tây đã có hai đoàn Cần Lĩnh binh thiện chiến do Phó Tổng binh Hoàng Phi Hạ, một đánh vào Long Thái và một thọc sâu vào sào huyệt Trùng Sơn do hiền đệ Hoàng Phi Tuấn phụ trách. Hướng Bắc có Tổng quản an ninh Lê Hà chỉ huy đánh hai bên hông của Trùng Sơn. Hướng Đông có đoàn phục binh của Đại huynh Hoàng Phi Hạ và Võ Tú Nghiêm. Hướng Nam có đoàn binh của Tổng lý Võ Văn Độ đánh vào Hà Điền. Tổng binh Đỗ Trọng Chí đánh vào Mông Tự, sau đó đưa quân tiếp viện đánh vào Ba Sao, theo mật báo tối nay quân của mười bốn huyện phủ chuyển vào Mông Tự và Ba Sao, đây là lực lượng mạnh nhất của chúng.

Tổng Lương thảo Đỗ Từ Đại và phó Mạc Bình Khang, đã cung cấp lương thảo cho các nơi rất đầy đủ, có thể nói rằng thừa, ngày mai sẽ cung cấp lần thứ nhì để phòng bị.

Tổng Cứu thương Nguyễn Ngọc Tường, chuyển lực lượng đến nơi trú quân của mỗi đơn vị, cùng lúc phân phát dụng cụ cần thiết cho mỗi cá nhân.

Trưởng Liên lạc Trần Văn Thanh, phó liên lạc Nguyễn Trí, bảo đảm tin cấp báo không lọt ra ngoài, tin đi nhanh và về hoàn toàn bí mật.

Trưởng Luật đại huynh Tống Trừ, Trưởng án đại huynh Tạ Hợp Minh. Lực lượng an ninh, lập án phân minh, kẻ quây đầu kiếm, khi quân trảm trước tấu sau.

Tổng lý đường thủy hiền đệ Hà Phương, cung cấp chiến thuyền cho các lộ thủy và di chuyển từ thủy lên núi.

Quân dụng Đào Vũ Châu, chuyển đến chiến trường đủ loại khí giới, cung cấp thay thế khí giới hư hao và vật dụng cá nhân.

Hoàng Phi Biên vẫn còn lo ngại hỏi :

― Còn Tạ Thành Công trấn thủ ở đâu ?

Tạ Thành Công vội đáp :

― Thưa Sự phụ đệ tử đã nhận lệnh di chuyển mười bốn cánh quân chế ngự những huyện phủ địa phương, hiện giờ quân đã tiến áp sát vào địch, chỉ còn chờ pháo lệnh là vào trận chiến.

Hoàng Phi Biên khen và nhắc nhở lần cuối :

― Giờ này Mông Tự được xem là đầu nảo làm phản, lực lượng của Đỗ đệ phải đương đầu trống mái quyết định phải thắng. Cũng phải nhớ rằng bọn quân quan gian ác, nhiều mưu gian mẹo vặt, không thể nói trước dễ chế ngự chúng, khi bất trắc tạm chuyển qua kế hoạch hai, quý anh hùng phải đề phòng vào lúc này, chờ ổn định thì trở lại tiến quân theo phương cũ. Hiện thời Lữ Thư lập kế hoạch ba, chịu trách nhiệm dẫn quân đánh vào đầu–đuôi địch, quý anh hùng am tường chưa ?

Lữ Thư phát biểu theo qui luật trận pháp :

― Thưa Tổng lý, tại Mông Tự xem như đã ở trong bàn tay của nữ nhi, nay chỉ cần trợ lực của Xuân, Đinh, Chu, Thông, Đào, Anh, Phụng Châu đệ, Lệ muội, tuy người ít mà trí mưu mạnh vì đã hiểu hết quy luật của địch, riêng phần hành động đã được nhất ý, tuy tám mà một. Đầu tiên Xuân đệ, Lệ muội làm nhục chí chiến đấu của địch bằng âm pháp. Đinh, Thông, Hào đệ làm xáo trộn hàng ngũ bằng cách lấy cắp quân dụng. Phụng Hiệp, Phụng Anh, Phụng Châu đệ làm giả binh địch đánh với nhau. Đưa ô hợp binh của chúng vào trận bất hòa, biến thành nội ngoại chiến, vốn đã ô hợp nay trở thành binh ô hợp bất hòa, chưa ra trận mà đã không ai phục ai biến thành thù oán và khó trị.

Sau khi binh bị của địch có loạn thì tất cả theo nữ nhi đi lấy xác hai mươi tám quan quân, phần còn lại là cái đuôi thì do quý anh hùng tự quét sạch địch quân.

Hoàng Phi Biên hỏi một cách quyết định :

― Quý anh hùng có những ý kiến gì cần bổ khuyết không, nếu không có thì theo sách đó mà thi hành khẩn cấp .

Tất cả đồng ý chào nhau chúc chiến thắng, kết thúc cuộc thảo nghị mọi người rời khỏi sảnh đường thi hành nhiệm vụ của mình. Lúc này trong sảnh đường chỉ còn lại Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh, Lữ Thư, Đỗ Trọng Chí và Tạ Thành Công.

Bỗng một người tướng mạo cao ráo, mặc theo lối binh sĩ thủng thẳng bước ra tằng hắng một tiếng, tự quỳ xuống đất, mọi người ngạc nhiên chính là Đỗ Trọng Mỹ, rồi ông thưa :

― Thưa quý anh hùng, mỗ tự nguyện ra chiến trường ở dưới trướng của tướng quân Đỗ Trọng Chí có được không ?

Hoàng Phi Biên hình như nghi kỵ điều gì đó trong đêm nay, thấy chuyện bất thường lấy làm lạ, nên vội đáp :

― Thưa hiền huynh không thể được hãy đứng lên, đây là quân pháp không thể chấp nhận ý nguyện của cá nhân được.

Đỗ Trọng Mỹ chỉ thoáng trông thấy nhiều nhân vật võ trang chuẩn  bị ra trận, ông chắp tay đáp lễ :

― Thưa Tổng lý không cho ra trận thì thà trảm tại hạ cho rồi, tại hạ muốn thể hiện nghĩa vụ Lạc dân, đánh giặc không phân chia tuổi tác và giới tính, nếu không thì tại hạ sẽ đập đầu chết tại đây.

Hoàng Phi Biên thấy thái độ của Đỗ Trọng Mỹ tức giận vô cùng, tuy có để ý nhưng không để lòng những việc tiểu tiếc, rồi ông thầm suy nghĩ:– Kẻ dám nói tức dám hành động, ông lảng sang chuyện khác có thực tế hơn, rồi nói :

― Đại huynh à, được rồi, đứng dậy đi, nhưng đại huynh đi theo một cánh binh tiếp viện của Tổng binh Đỗ Trọng Chí nhé ?

Đỗ Trong Mỹ mừng rỡ cúi đầu thi lễ :

― Đa tạ quý anh hùng.

Hộ vệ Cần Lĩnh binh lấy binh khí trao cho Đỗ Trọng Mỹ, rồi đưa ông đi theo sau Cần Lĩnh binh trực để bổ sung quân số.

Trong thâm ý của Đỗ Trọng Mỹ muốn đích thân mình ra trận chỉ vì mục đích bảo vệ Đỗ Trọng Chí cũng là dịp ở gần con trai trưởng xa nhà, thực lòng của ông cũng muốn gốp phần vào việc trừ bọn quan quân gian ác, điều này Hoàng Phi Biên thừa biết nguyện vọng của Đỗ Trong Mỹ.

Bầu trời chưa hết hoàng hôn đã đổi màu tối đen, rơi vào chu kỳ tám trăm lẽ chín năm. Kim–Hỏa–Thổ giao hợp tạo thành một điểm sáng lớn đặc biệt nằm trên đường thẳng trái đất, cũng là lúc Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam biến mặt trận thành thiên la địa võng bao vây khắp nẻo núi rừng, mười bốn huyện phủ binh mã chuẩn bị hiệu lệnh quét sạch gian tế Hán, tham ô quan lai, thối nát tại Giao Chỉ. Từ xa vọng vào huyện Mông Tự, tiếng đàn cung "Thương" trải nhẹ ngũ âm của Xuân Giao rồi qua cung bậc thuận để Lệ Thanh bắt vào cung bậc liền với "Thứ" của quản hai, âm giai phát ra cung "Pha" động "Thần" quân địch, như một chiêu thức cung âm lòng ngược, dụng ý đánh lên bậc nghịch lòn âm, chính là cung bậc hở âm phát ra cung "Thương" trở thành một âm giai kỳ ảo rung cả trí não của quân địch. Sau đó chuyển từ cung "Thứ" qua "Trưởng" gảy mấy khúc tiếng đàn lanh lảnh, làm "Khí" hao địch quân nghe lòng buồn bả, tiếng đàn mang âm hưởng ai oán của "Thần–Khí" tạo nỗi buồn riêng, tinh thần bất an, cảm giác bi ai, thân thể yếu đuối như xa rời cõi sống.

Trong lòng binh mã địch ai cũng muốn bỏ gươm giáo, kiếm cung để trở về với vợ con, cha mẹ. Rồi giờ khắc điểm canh chiến trường đã đến, tiếng hò hét binh đao kiếm đánh nhau tứ phía từ binh Đại Tân đến Bình Dương, đồng có tiếng hợp binh gươm giáo đánh nhau tứ phía Thượng Tư với Phòng Thành. Tiếp theo binh Minh Tha, Thắm Hợp, Ni lộc, Hồng Hà, Mã Quang cũng thi nhau thách thố lòng tự đại địa phương, thế là Mông Tự biến thành "Nồi da xáo thịt". Quân binh của Ba Ba cũng đánh với Tịnh Tây, trung tâm huyện bỗng nhiên biến thành bải chiến trường ăn thua đủ, tướng với tướng, quân với quân tha hồ đánh nhau không phân biệt nguyên nhân lý do, chỉ biết huyện này đánh huyện kia và bênh vực cho nhau vì vài cái bào phục rẻ tiền, tình trạng hôi của cũng nổi lên để gộp phần đổ máu, quân tướng cường hào ác bá trở thành ô hợp, việc cướp của dân đã quen tay, nay gặp của rơi vô chủ ngu sao không lấy .

Lữ Thư ra hiệu cho Xuân Giao, Lệ Thanh, Đinh, Thông, Hào, Hiệp, Anh, Châu đệ đồng phi thân vào chiến trường, thẳng tiến vào sảng đường Mông Tự chia nhau tứ hướng đồng xuất chiêu "ầm ầm" tỏa rộng ánh sáng chớp trong màn đêm như vung trời đang sấm sét bão bùng trong đêm khuya.

Huynh tỷ đệ của Hưng Việt Xã ( Nam Khê Sơn ) điểm huyệt được hai mươi tám tên huyện làm phản, kiếm trên tay làm ổ khóa đưa toàn bộ "Nuôi ông tay áo" ra điểm hẹn ngoài huyện Mông Tự. Để lại một chiến trường quan quân, gian tế, tự sát phạt lẫn nhau.

Lữ Thư tay chỉ về hướng trước, hỏi khẽ :

― Quý hiền đệ, muội đã chuẩn bị tàu ngựa chưa ?

Đinh Anh Thi thấy chỗ cách đó không xa có một quả đồi, trên đồi cây cối thưa thớt là nơi để tàu nghựa, liền đáp :

― Thưa tỷ tỷ đã chuẩn bị rồi, hiện đang ở cánh rừng hướng trái ngoài huyện.

Lữ Thư giơ hai tay lên xua lia lịa và nói :

― Tốt lắm tất cả di chuyển gấp hai mươi tám thằng này về trại Trà Bích Sơn, rồi lập tức thực hiện kế họach hai.

Chỉ hai mươi khắc, tám huynh tỷ đệ của Lữ Thư đã chuyển được hai mươi tám thây béo tròn lên ngựa phi thẳng về doanh trại. Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng, Hoàng Phi Chỉnh, Hiệp Phương Yến tró mắt nhìn những bại tướng, rồi nhìn tám huynh đệ của Lữ Thư trong ánh mắt ngạc nhiên không diễn tả được bằng lời, tự hỏi làm sao tám tuổi trẻ này bắt sống được bọn gian Hán, quân tham ô, ác đảng một cách gọn nhẹ như vậy ? Mới hai canh khuya mà đã làm được chuyện vá trời lấp biển.

Vài khắc trước hai mươi tám cái miệng ồn ào tại Mông Tự hiện đang im lìm như hến tại Trà Bích Sơn, đúng là kẻ bại trận đang ngồi dưới nền hoa thạch tại sảnh đường. Cần Lĩnh binh cũng lanh lẹ chỉ một khắc sau đã lấy ra năm mươi sáu trái khóa, sau khi tay chân bọn làm phản bị khóa đưa vào ngục thất, chỉ để lại La Tử Hiếu và Lê Đại.

Hoàng Phi Biên ngôi trên ghế Tổng lý Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam tại trung tâm sảnh đường. Lữ Thư thấy mọi việc đã ổn định, nàng thưa :

― Thưa Tổng lý, cho nữ nhi sáu bao bố lớn nhập ba lại thành hai bao, bỏ La Tử Hiếu và Lê Đại vào, sáng mai nữ nhi lên đường đem hai tên này về trình với Khải đại huynh và Phi Bằng đệ, còn lại những tên kia đem ra xử trảm trước quân binh làm phản để thị uy chúng, cùng lúc kêu gọi họ theo chủ trương của Cần Lĩnh Nam "Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Trong sảnh đường từ Hoàng Phi Biên đến Hoàng Phi Chỉnh xem như nàng là chỉ huy chính. Nàng nói tiếp :

― Thưa Tổng lý làm sớ trình tấu lên Nam Việt Vương, xin với Người thay quân đổi mã, thay huyện phủ.

Cùng lúc Hoàng Lữ Thư đề nghị Lệ Thanh, Xuân Giao, Đinh, Thông, Hào, Phụng Hiệp, Phụng Anh, Phụng Châu đệ, ở lại mặt trận trợ lực cho huynh đệ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam. Đêm nay xin quý hiền đệ đi ngủ sớm để lấy lại sức cho ngày mai, tại hạ tin tưởng quý hiền đệ dụng hết khả năng hổ trợ binh tướng các nơi nhé ?

Hoàng Phi Biên chuẩn bị chu đáo theo đề nghị của Lữ Thư để sớm mai chuyển hai tên Hán gian La Tử Hiếu và Lê Đại về động Nam Khê Sơn.

Hoàng Phi Biên tiếp chiếu chỉ của Nam Việt Vương chuyển tất cả quân quan tham ô, gian tế đến trước các sào huyệt xử trảm, nhằm thị uy các đảng cấu kết với quan lại địa phương.

Tiếp theo Hoàng Phi Biên nhận được tin án binh bất động, đã cô lập dư đảng Trùng Sơn, Hà Điền, Long Thái, chờ lệnh tiến thẳng đánh vào sào huyệt. Tin thứ cấp báo của Tạ Thành Công cho biết đã chiếm được mười ba huyện phủ, không có kháng cự nào đáng kể.

Tin khẩn cấp báo, Cần Lĩnh binh cho biết ngòi mặt trận toàn quân đánh như chẻ tre, tinh thần lên cao, chỉ bị thương không bị vong. Đang lập tịch binh mã các phủ huyện, lập sách tịch thu tài sản sung công. Lập sổ xuất kho lẫm cấp ngũ cốc giống cho Lạc dân làm mùa, cấp gia súc cho dân chăn nuôi, cấp ngân kiêm cho dân chi dụng, ủy lạo bằng ngân kiêm cho dân xây dựng lại nhà cửa, ruộng vườn, phóng thích tù binh, giải tán thê hầu, thứ thiếp các quan lại và binh quân huyện.

Lạc dân mười bốn huyện tấp nập kéo đến chỉ mặt đặt tên những quân quan, binh mã còn sống đem ra hài tội, đã làm dân khổ cùng cực sáu năm qua. Tạ Thành Công đúc kết bản luận tội trạng quân quan cường hào ác bá, lập danh sách trả lại công chính cho dân, lệnh trong ba ngày phải hoàn tất mọi sự ổn định cho dân được an hưởng thái bình.

Nội dung bản luận tội trạng gồm có.

Thứ nhất : Cướp tài sản, ngân kim, nhà đất, ruộng vườn, ngũ cốt, trâu, bò, ngựa, cừu, gà, vịt và vật dụng sản xuất. Nay quyết định phải trả lại vốn lẫn lời tương xứng cho dân, những kẻ cấu kết với tham quân quan. Nay quyết định đày đi công dịch cả đời.

Thứ nhì : Cậy quyền thế hiếp phụ nữ, cưởng đoạt vợ người, bách hại trẻ em dưới tuổi vị thành niên làm hầu thiếp, hà hiếp dân lành, bắt người tù đày trái phép, cậy quyền thế lừa đảo tài sản của dân. Nay quyết định trả lại công lý tương xứng cho dân và đày những kẻ cấu kết đi công dịch hai mưoi năm.

Thứ ba : Những kẻ làm phản, cũng như tham gia làm phản, giết người bừa bải. Nay quyết định xử trảm.

Toàn dân mười bốn huyện sau khi nghe đọc bản luận tội đồng thanh hoan hô "Quốc pháp minh bạch" Ngoài ra toàn dân còn yêu cầu bổ dụng quân quan huyện mới có tài năng, đức hạnh, thương dân như con thì mới có hy vọng tránh được cảnh lầm than như lúc trước.

Tạ Thành Công hứa trước toàn dân sẽ đề bạc nguyện vọng này lên Nam Việt Vương.
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 12
Nhật Nguyệt Xé Gió Dầm Sương

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét