Phương Trời Bách Việt - Chương Mười Chín ( Huỳnh Tâm )

Sông núi ấy lớn từ lòng dân Lạc Việt
Ngoài mặt trận Nam Việt Vũ Đế xuất khẩu dụ thứ hai cho phép Nam Việt Vương Phùng Nam lập danh sách giới giang hồ, văn nhân đã già nua ở Giang Nam gửi về cho Mân Việt Vương để tìm cao nhân sau lưng nữ nhân độc trùng Phạm Thuy Hà. Trận chiến vẫn còn tiếp diễn, Hoàng Phi Bằng tức tốc lên đường qua Hán đến Trường An đưa Văn Văn Nam về nước.
Vũ Đế xuất khẩu dụ thứ ba kêu gọi tướng quân Nam Việt, truy kích quân Hán ra khỏi biên giới Việt˗Hán. Có những tướng Nam Việt vì uất hận cao độ, thừa dịp hăng tiết phất mạnh cờ tiến quân thần tốc đánh vào quân Hán, tin mừng hầu hết tất cả mặt trận đều mang lại chiến thắng, quân binh tinh nhuệ Nam Việt tự nó có sức mạnh thần kỳ, mãi mê trong chiến thắng không còn phân biệt đâu là biên giới Việt˗Hán, cứ thế quân binh Nam Việt truy kích quân Hán mỗi lúc gia tăng, không còn vật cản trở dù đã có khẩu dụ của Nam Việt Vũ Đế. Sức mạnh của quân binh Nam Việt càn quét quân Hán đến đường cùng mà vẫn chưa dừng tiến quân, lòng hăng say quá độ quên bẵng quân pháp.
Quân binh tướng mã Hán tháo giáp chạy như bầy ong vỡ tổ chỉ cầu được sống, quân binh Nam Việt tiến binh vô tư còn quân Hán cứ chạy mãi không còn phân biệt trời Việt đất Hán, quân binh Hán cắm đầu chạy vẫn thấy quân Nam Việt ở sau lương đuổi tới. Cuộc truy kích vô tình tiến thẳng đến Kiến Nghiệp, nhà Hàn không ngờ đi chinh phục Nam Việt bây giờ hậu quả trả giá Nam Việt tiến quân đến Kiến Nghiệp nguyên là cố đô nước U Việt ngày xưa. Chiếm được một vùng đất rộng bao la từ Nam lên Bắc, nhưng không lập được hành chánh địa phương, lúc này các tướng quân Nam Việt mới hồi tâm thì đã muộn màn trái với Quân˗pháp, bởi vậy thà tiến không lùi cuối cùng chiếm luôn Giang Tô.

Nam Việt Vũ Đế kịp thời cầu hòa với nhà Hán và hạ chỉ dụ lui binh để trả lại những vùng đất Kiến Nghiệp và Giang Tô, còn nhà Hán hứa từ nay không xâm phạm một tấc đất của Nam Việt, hai nước đồng chấp thuận hòa bình và qui định quân Hán còn trên đất Nam Việt phải đầu hàng giải giới, lập ban giao mới, trao đổi cống phẩm để duy trì hữu hảo. Nhà Hán cam đoan, đoàn quân binh Nam Việt trên đất Hán chịu lui binh sẽ được cung cấp thuyền bè, lương thực, lấy đường thủy Dương Tử Giang di chuyển và cặp bến Động Đình hồ an toàn.

 Tổng kết trận chiến phía Đông, trước hết phải nói về cuộc truy kích quân Hán. Tuy phạm Quân˗pháp nhưng được Nam Việt Vũ Đế truy thăng thưởng hậu, gồm có Tướng quân như Võ Thành Hà, hậu cần Tướng quân Nguyễn Thủ Khoa, hậu đạo Tướng quân Lê Mỹ, còn những quân binh tử trận được lập bia ghi danh Tuẫn Quốc, gồm các tướng tử trận như Tướng quân Mạc Hư Không, La Hậu La, Lê Bình, Sùng Mạc. Phía Lạc dân quân Cần Lĩnh Nam Bắc Tông có Võ Thu Tá, Nguyễn Tào Đang, Lê Trung Kha, Lê Đạt, Võ Thu Hồ. Trên hai ngàn binh mã tử trận, ba ngàn binh sĩ bị thương. Theo kê khai chiến lợi phẩm của mặt trận phía Đông có thể cung cấp cho toàn quân binh Nam Việt tiếp tục chiến đấu sáu tháng vẫn còn thừa.

Về mặt trận Đồng˗Tương do Chu Thông Được chỉ huy, ông chọn yếu lộ Đồ Kê để vào thung lũng Tùng Lĩnh, đường tiến quân này ngắn thời gian, chỉ mất bốn ngày đường, còn chuyển quân hai lộ đường chính, tuy thuận tiện nhưng phải mất hơn nửa tháng và đụng nhiều cản trở. Lộ trình di chuyển binh theo dãy núi Tùng Lĩnh chỉ có độc đạo Đồ Kê xem ra hiểm trở nhất, bù lại ưu điểm có một lộ thủy tại thung lũng Tùng Lĩnh di chuyển tiến quân vào Đông Tương rất thuận lợi, ngoài ra ở Tùng Lĩnh có căn cứ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc làm hướng dẫn thông đường, thuộc lối. Thủy lộ đã có Cần Lĩnh Nam Giang Bắc kiểm soát, hai nữa còn có đường bí mật tiến quân vào Đồng˗Tương. Hàng trình tiến quân vượt rừng, vượt suối đi nhiều ngủ ít, có khắc khoải nhưng quân binh vững lòng bền chí. Quân Hán không thể ngờ núi Tùng Lĩnh là nơi xuất phát binh hùng mã cường của quân Nam Việt.

Nhân dịp này Tướng quân Văn Hảo và Lữ Thư mở hội lòng, cho nên đi mấy ngày liền mà không hề biết hiểm trở của núi cao, rừng sâu là gì, trái lại hai người cảm thấy yêu đời yêu người, chàng hỏi :

― Theo suy đoán của huynh, giới Nữ hiểu nhiều về tình đời có phải thế không ?

Lữ Thư đã trải qua những hẹn lỡ bước tình, nàng thẳng thắn đáp :

― Đối với Nữ giới tình yêu rất quan trọng, đó là nơi gửi gắm có bảo đảm cho một kiếp sinh, riêng muội cũng không ngoại lệ, tình yêu phải là gió quyện với cát bay mãi tận chân trời và thể hiện qua một ước mơ có thực, Nữ giới muốn có tình yêu chân thực ấy. Tuy nhiên có những điều trong tình yêu mà Nam giới không làm được, như động tâm thì dễ, suy tâm thì khó, lưu tình thì dễ, thủ tình thì nan. Cũng có đôi khi thù không thể tách rời chữ nghĩa, một điều khác không thành văn cho Nữ giới là thân phận tu mi, còn Nam giới được quyền đứng lên lấy đại cuộc làm đầu, bởi thế Nữ giới không bò lên được, tất cả những tư kỷ ấy trong tay Nam giới, tự cho đặt quyền làm việc lớn mà không do dự.

Văn Hảo quét mắt khắp nơi một lượt, rồi nhìn Lữ Thư, đôi tay chắp để ra sau lưng, miệng chậm rãi nói :

― Đúng vậy lời của muội rất giá trị, bất khả ngôn, như trong gió mùa xuân có bưm bướm bay múa hát. Theo huynh nghĩ tuy cõi đời này không có mọi chuyện như ý, nhưng ít nhất mình phải có một ý niệm tốt về tình yêu đó là như ý rồi, tiếp theo đó là trách nhiệm của người đàn ông phải biết thượng đối, thương dân, hạ đối bộ dân.

Lữ Thư lườm mắt, rồi nàng giương mày liễu nói :

― Thưa huynh, từ xưa cũng như nay, khi nói về tình yêu phải tự tin lòng mình, không vì hoàn cảnh thoáng qua mà đánh rơi cái như ý về tình yêu, chính mình vì đôi chân thành bền lòng vững tin, huynh cùng muội nếu như có hài lòng thì hãy cho nó được như ý, cũng như mình tìm được một Tôn Song Đầu chỉ trăm năm mới có một hôm nay.

Văn Hảo băn khoăn hỏi :

― Muội à ? Thực mà nói huynh đã để lòng yêu muội, nhưng biết họ Văn không cùng đôi với họ Hoàng, chỉ có tự lòng ước mơ không hề nghĩ sự trân quí ấy sẽ cầm được trên tay. Nếu có tình yêu đến thực sự thì huynh đây xin thề không đổi hai lòng, trời cho ngủ mã phanh thây, hơn nữa cho vong mạng thiên thai không thấy mọi loài. Dù mai này đôi lúc có hỷ nộ, ái lạc gặp phải nguy nan, vẫn một lòng bền vững tạo nên hạnh phúc chung, đây là khẩu bất hồi tâm của huynh đó ạ.

Chuyện tình của Lữ Thư đã quyết định, dù có cả trăm con trâu cũng không thể kéo lại được, rồi nàng bạo phổ gọi :

― Văn lang à ? Muội rất an lòng, hy vọng tương lai được sống trong lời thề của huynh, muội cũng xin thề, từ nay xem nặng hiệp cốt đồng sinh cộng khổ, xem thường vật thế, mọi cản trở không để mất hạnh phúc của chúng mình và chính hôm nay huynh làm nóng lại trái tim của muội .

Văn Hảo thoáng một nét cười, thấy Lữ Thư như một hấp lực vô hình kéo đôi luồng nhãn tuyến xoáy vào những đường nét nở nang trên thân hình kiều diễm của nàng, rồi chàng khẽ nói :

― Sau chiến thắng này, huynh sẽ thảo giản biên xin hai họ phối hợp cho huynh muội nhé ? Từ đây tình ta không dễ dàng xa cách, bởi thế mới gọi là tình yêu.

Lữ Thư suy nghĩ một hồi lâu mới đáp :

― Huynh nói viết ra từ đầu cây bút, muội cũng mong đợi ngày lành tháng tốt hạnh phúc đến với nhau, hy vọng sự hiền lương trong tình này, tuy ân và ái hai lẽ tuy khác mà một .

Đoàn quân tiến vào Đồng˗Tương sớm hơn dự định một ngày, trong đêm Tướng quân Chu Thông Được cho quân chia ra thành nhiều cánh ém trong rừng, hạ trại khao quân và truyền quân lệnh, giờ Tý hôm sau tiến quân đối địch.

Mùa xuân trời canh Tý hé mở ánh sáng trăng mờ mờ, quân binh Hán trong giấc ngủ mơ về thần thoại sẽ làm chủ Trường Sa, họ nào biết canh Tý phải ngụp lặn thân xác vào chiến trường, họ quên cả linh hồn chuẩn bị vất vưởng tại đất Nam Việt xa xăm.

Đúng canh Tý có một con hạc bay qua đầu Lữ Thư cũng vừa lúc quân tiến vào thảo nguyên Đồng˗Tương, đêm nay Chu Thông Được xem canh Tý dài nhất cuộc đời. Những giám binh đưa tin về cấp báo trại lương thảo, trại binh khí của địch đúng giờ sẽ nổi hỏa theo quân lệnh. Trước đây quân binh Hán tiến quân vào Nam Việt không một cản trở nào đáng để sợ, quân Hán tự lòng sinh ngạo khí chọn Đồng˗Tương hạ trại dưỡng, xem đất Nam Việt như chốn rừng hoang.

Canh Tý vừa điểm, quân Hán không ngờ tiến trống quân binh lạ từ trong trại nổi lên, trại lương thảo, trại binh khí bị ông bà hỏa thi nhau bốc cháy sáng rực một góc trời, như có hai thái dương cùng một bầu trời đang nhô lên. Quân binh Hán còn ngái ngủ không trở tay kịp thời, tiếng binh quân Hán nháo nhác, tinh thần thất phách trộn lẫn tiếng đao kiếm của Nam Việt thi nhau tìm địch đếm quan tài. Quân binh Hán trong lúc này chạy vại không khác nào sợ cọp đến vồ mồi.

Cuối canh năm trời mới thay màu hừng đông, trong quân Hán tức khắc tập hợp quân binh chia thành Tả Hữu tiền phong lược trận, quân binh Hàn trải qua cuộc chiến đấu hao binh tổng tướng đã hết tinh thần, cuộc diện chiến trường đã nghiêng phần về Nam Việt.

Những tướng Hán cũng không phải tầm thường, lúc này còn lại hai tướng Hán như "Hổ khẩu bất khẩu" tay cầm đao, kiếm điều binh theo đội hình tiến vào trận, y vừa xuất đao đã đoạt mệnh vài quân binh Nam Việt, đúng là sĩ khí Hán, có câu "Sĩ khả sát, bất khả nhục". Y xuất chiêu hoành chuyển đao gió mạnh, miệng cười "ha hả" nói :

― Đời làm tướng mỗ há sợ phục ai "ha hả…"

Y vừa nói vừa bước thẳng đến bất kể lưỡi kiếm thép của quân binh Nam Việt, đao y đã kề ngay yết hầu một quân binh Nam Việt. Văn Hảo phi thân xuất kiếm đẩy được một đao tướng Hán, tướng Hán thầm nghĩ:– Thì ra trong quân Nam Việt cũng lắm người tài, liền hỏi :

― Các hạ là tướng quân Nam Việt ư ?

Văn Hảo không e dè đáp :

― Đã biết rồi mà còn hỏi, tại hạ nói phải thì sao đây ?

Y không ngờ tướng của Nam Việt còn quá trẻ đã dám ngang nhiên không sợ uy thế của tướng nhà Hán, lại không bị lung lây trước tuyệt nghệ thần đao, dám khẳng khái cũng là nhân vật hiếm có. Lần này tướng Hán không lộ vẻ tức giận chỉ gờm gờm nhìn Văn Hảo một chập rồi gật đầu hỏi :

― Mỗ muốn biết quân binh và danh môn của các hạ thế nào ?

Văn Hảo lớn tiếng cả cười "ha hà" đáp :

― Mỗ họ Văn tên Hảo tiền đạo tướng quân Nam Việt, còn các hạ là ai ?

Tướng Hán có phần quắn lại thân vạm vỡ, rồi đáp :

― Thì ra cũng đồng liêu một Việt một Hán, mỗ họ Đặng tên Đại Thố, còn người đứng sau là bào đệ tên Tiểu Thố.

Văn Hảo nhướng mày đáp lại :

― Thảo nào cục phân trước, cục phân sau cùng một mùi hôi, thì ra loài thỏ cá, có tính khôn lanh lập ra ba ngõ ngách để sống, nhưng vẫn là kiếp đồ hèn nhát, rồi cũng phải chết trong tay của mỗ "ha há …"

Đặng Đại Thố không cằm được cơn phẩn nộ, nói :

― Mi nói hay lắm, mi cầm kiếm, mỗ cầm đao hai thứ binh khí này đồng vô tình, nhưng kẻ cầm kiếm chắc không vô tình, dám vào trận cản trở mỗ đi tước mạng sống của quân Nam Việt, vậy các hạ đã có ý lấy mạng tại hạ hay sao ?

Văn Hảo đưa tay rút thanh kiếm vừa ra khỏi vỏ đã phát ra ánh sáng bạc chói lòa làm lạnh da thịt của binh sĩ Hán đang đứng chung quanh, rồi đáp :

― Đúng thế, ta sinh ra là đã đại trượng phu, đến dương thế thì phải làm lợi ích cho dân cho nước Nam Việt, mỗ nào sợ ai, dù kẻ ấy cao như ngũ sơn ngất trời cũng là phận tướng đàn bò háo thắng.

Chân trái của Văn Hảo tấn trụ, chân phải lướt tới băng mình thành vòng cung, kiếm chuyển ngay đỉnh đầu tướng Hán, tên Hán nhanh chóng xòe quyền phóng lên ám khí như một đóa hoa hướng dương rộng một trượng, với những đinh sắc bén nhọn phủ xuống đầu Văn Hảo, kịp lúc phát hiện ám khí như quả quít vàng chụp tới thiên đỉnh, Văn Hảo xuất chiêu "Bá long châu" đánh bung tất cả ánh sắc hóa thành một màu đen kịt chứng tỏ ám khí có tẩm một thứ độc, công dụng của nó là đoạt mạng trong nháy mắt.

Đặng Đại Thố quay lưng lại, trở bước chân Phải, chậm rãi lui về phía sau, tức thì Văn Hảo chạm phải một kỳ ảo khác, bóng trắng phi thân tới đứng cách năm thước. Nhãn lực Văn Hảo bắt được chính là tên địch Đặng Tiểu Thố, chàng cũng dụng phi thân thượng đẳng đứng sau lưng y xuất chiêu chạm vào cây dao vang tiếng kỳ lạ "bong bong…" tên địch Hán phi thân khuất dạng, chẳng để lại dấu tích gì. Chàng âu lo không hiểu địch thủ muốn dở trò gì đây, hôm nay mỗ gặp hai cao thủ như rắn phi trên cành cây cổ thụ .

Bỗng trước mặt Văn Hảo xuất hiện bức tường khiên bằng gỗ do mười hai cao thủ dựng trận pháp, không khác nào thành trì biết di động. Văn Hảo liền xoạc hai chân hoành chuyển bộ pháp, đồng thời tống luôn hai chiêu "Đạo kình huyết" phá thành trì địch, mười hai tên binh Hán tay thương tay khiên chết trong tư thế ông già say men chống gậy.

Đặng Đại Thố và Đặng Tiểu Thố phi thân đứng sau lưng Văn Hảo, chàng chuyển mình biến chiêu quyền đấm hụt địch thủ, rồi nhướng mày biểu lộ thái độ cảnh cáo Đặng Đại Thố để thay cho lời báo tử đối với tướng Hán, riêng Đặng Tiểu Thố đã nhận một nhát kiếm chí tử của Văn Hảo, hai mắt y mở trừng trừng nhìn Văn Hảo không chớp mắt.

Đặng Đại Thố ngạc nhiên đôi mắt ngó trừng trừng, vội hỏi :

― Nhãn lực của tại hạ thấy kiếm pháp của tướng quân mà không thể nào tưởng tượng sự huyền hảo trong chiêu thức, đúng là tướng quân Nam Việt có khác.

Cùng lúc Đặng Đại Thố chuyển tay chiêu đao biến đổi vô hình mà cũng có thể hóa thành hữu hình cùng một chiêu thức, vừa phơ trúng Văn Hảo y liền nói:– Thế thì hôm nay tại hạ thừa dịp này tiễn đưa tướng quân một đoạn đường để đến nơi an nghĩ, nhớ đi vui vẻ nhé ?

Văn Hảo xoay một vòng kiếm, trừng mắt nhìn Đặng Tiểu Thố rồi lạnh lùng nói :

― Tại hạ không cần mi đón đưa, nếu tại hạ hết số được sống thì tự biết đường đến quê hương Nam Việt và đường về đất Tổ. Tại hạ không chết dưới đao mà chỉ vì chất độc của Đặng Tiểu Thố "ha há …".

Đôi mắt của chàng nhợt nhạt dần dần tự biết đã trúng chất độc mạnh, trí tuệ hết minh mẫn, chân tay không còn linh hoạt, trong lòng muốn xuất chiêu nhưng không còn nội lực, chàng tấn trụ thân thể đứng thẳng hướng về Nam. Trong ánh mắt từ tốn của chàng chỉ còn đối nhãn cùng nàng.

Lữ Thư đứng lược trận thừa biết Văn Hảo võ học tuyệt thế, nhưng sao không thấy chàng xuất chiêu mà chỉ đứng hóa thành thân phỗng. Nàng không an lòng bởi mắt thấy ám khi của địch phóng vào Văn Hảo, tức khắc nàng phi thân vào trận, mới vỡ lẽ chàng đã chết đứng vì trúng ám khí độc của địch Hán quá nặng, nàng khum lưng xuống đôi vai xóc thân chàng lên, rồi phi thân về trận để chàng nằm trên thảm cỏ xanh mượt, nàng thở dài tuyệt vọng vì chàng đã chết trong lúc đôi mắt hướng về Nam nhìn nàng.

Mạch khí của nàng phát ra hừng hực muốn vào trận đòi nợ thù tình, nàng điềm tĩnh lại tự thầm:– Trả thù chưa muộn.

Nàng phi thân tìm những khóm hoa khoe hương khoe sắc đem về tô điểm trên thân xác chàng, nàng làm nhiều vòng hoa tươi, đôi mắt của nàng long lanh xuân tình lệ, nép đầu vào thân thể lạnh của chàng. Nàng ngẩng đầu lên nhìn chàng lần cuối để thâu tóm lấy khuôn mặt vàng vọt héo úa vào tâm thức trước khi trả thù cho chàng.

Lữ Thư phi thân vào trận hỏi tướng Hán :

― Đặng Đại Thố, Đặng Tiểu Thố chúng bay sẽ chuẩn bị tiếp nhận hậu quả.

Trong trận nàng man tâm tưởng nỗi thống khổ xót xa, không thốt ra lời, miệng gào rú lên như tiếng gầm vang của sấm sét, khiến cho trận chiến tử sinh hãi hùng, báo hiệu cơn ác mộng không hề tĩnh giấc.

Nàng xuất một chiêu "Càn Hỏa Trấn" trong "Bát Quái Lĩnh Nam" Tất cả quân địch loạn hồn phách, thân thể của hai tướng Hán trộn cùng với đất đá không còn phân biệt đâu là thịt xương, danh trại Hán lửa bốc cháy ngùn ngụt, quân binh sĩ mã Hán phanh thây vô số, quân Nam Việt cũng không biết lý do gì doanh trại Hán lui binh bỏ chạy về hướng Tây biên giới Việt˗Hán, không ngờ trong lúc này Hán Đế hạ chiếu chỉ giải giới quân binh rút về Hồ Bành Lãi bên kia Dương Tử Giang.

Nàng hồi tâm lại mới biết sự hận thù khiến cho nàng dụng đến phối võ học tuyệt kỹ của chiêu thức "Càn Hỏa Trấn" thành một chiêu thức "Khai hồng hoan" trận Đồng Tương nhờ nàng mới thắng nhanh.

Nàng đến thảm cỏ xanh ôm xác Văn Hảo thở dài thầm:– Ôi tình hứa hẹn của chúng ta quá ngắn ngủi, không được tận hưởng những gì cần thiết trên cõi đời này ! Tại sao không được lưu luyến trong hạnh phúc chứ ? Huynh cùng muội đến với nhau bằng tâm hồn tình yêu chân thực, tại sao thân thể của chàng từ đây ở trong lòng đất. Vì sao nẻo đường đời này cứ cản trở hạnh phúc của ta đi ?

Nàng bậm môi rồi nhắm mắt lại, hai giọt lệ rịn ra khóe mắt, nàng khẽ hát :

Huynh ngủ yên trong lòng gió hắt hiu
Muội ở lại lệ suối đổ chạnh lòng thương
Người ra đi biền biệt chỉ còn mồ
Kẻ ở lại ngày tháng sống như khô.

Hình bóng của nàng như một cành liễu đứng trước gió, vừa yếu ớt và mảnh khảnh. Sự thực nàng sinh ra trong vương giả, lầu son gác tía, chứ không phải rong ruổi giang hồ để nhận gió sương trên khắp dặm đường chiến chinh và thân phải tiếp nhận những tình đoản số như sự việc cõi đời này có sắp xếp của tạo hóa cho nàng ! Tại sao ý trời cho nàng một Đỗ Trọng Chí rồi lại thêm Văn Hảo để nàng gặp phải thiếu duyên phận không may.

Cuộc chiến đã tàn hơn ba tháng, đem lại thanh bình cho cả Nam Việt, rồi một hoàng hôn xuống Lữ Thư đứng nhìn thấy một vung trời tuyệt đẹp, lòng cảm xúc làm sống lại như mặt đất hồi sinh cho một thứ cây hoa đâm chồi mới. Lữ Thư liền phi thân đi về hướng Nam, nàng muốn mượn bề Tây, Châu Giang buông lỏng thần kinh cho hết phiền muộn và lấy lại thư thái. Nàng tìm được con xuồng nan nhỏ thư thả chèo lướt trên mặt nước Châu Giang, bên kia là Điện˗Các của Công chúa Hương Trí Túc, mắt ngắm nguyệt lão đang di chuyển trên lưng trời, nàng ước gì đi cùng nguyệt lão đến tận phương xa, tự thầm:– Ta là bạn trăng gió cùng nhau tiêu giao Châu Giang để sống lại thuở ấu thơ và quên đi những năm tháng trưởng thành lãng mạn trong chiến tranh, ta đã lớn dần theo ngày tháng thăng trầm của đất nước. Tay của nàng chèo, chân đạp nước cảm thấy thích trò chuyện với gói trăng khuya, rồi bất giác miệng hò cho vơi nổi lòng :

― Hò… ơ... ờ... Nơi nào có gói cười trăng, xin đừng chê trách nước động tình, cho thuyền lờ lững ghé bến tầm ai, a… li… hò lờ…

Bỗng có tiếng hò không xa lắm đáp lại :

― Hò… ơ... ờ... Nước không hay trăng gió chơi khuya, mời thuyền ghé bến có bậu ở đây, a… li… hò… lờ…

Không ngờ một giọng Nam nhân trẻ đối đáp, nàng hơi giận vì trong đêm khuya mà vẫn có người trêu chọc, nàng tức tốc hỏi lại :

― Ai đó, dám trêu bổn cô nương dưới áng trăng mờ, hãy xuất hiện ngay, không thì bỏ mạng dưới Châu Giang này đó ?

Chàng thanh niên chèo thuyền đến cách xa mộtntrượng, lúc này nàng đã lấy khăn che mặt để tránh gặp người quen, nàng phi thân đứng trước đầu truyền của Nam nhân, liền hỏi :

― Các hạ là ai, bổn cô muốn biết thân thế ?

Lê Chí Nam ngồi cắm mái chèo để chiếc thuyền nhỏ tự trôi theo giòng nước, đáp :

― Thưa, thân thế của tại hạ thì vời vợi ở tận Giang Nam, chỉ lấy mắt trông vọng về xứ, ngày ra đi chưa hề trở lại, dù có nhớ quê còn cha mẹ già cũng thế thôi, âu bằng khi đất nước vừa bình yên thì mai này về cũng chưa muộn.

Lữ Thư giương đôi mày liễu, vừa thẹn vừa tức, sấn tới, sa sầm nét mặt, tiếng quát lạnh tợ băng :

― Bổn cô muốn biết danh tánh của các hạ là ai, đừng nói nhiều lời ?

Lê Chí Nam nhìn người Nữ bịt mặt khẽ mỉm cười lạt :

― Danh tánh thì không thể lộ, nhưng tại hạ cho biết rằng không phải người địa phương, mới đến đây hơn ba tháng, thấy đêm nay trăng thanh gió mát mượn thuyền rong chơi trên mặt hồ không ngờ gặp tiếng hò, lòng này nhẹ dạ mới hò theo, xin cô nương tha thứ,  tại hạ không có ý nào khác, đây là tình cờ cái miệng chứ không phải lòng.

Lữ Thư liền buông chèo thở dài một tiếng, đôi mắt long lanh như trăng sao hạ giới mà rằng :

― Nếu không nói danh thánh nhất định là gian tế, bổn cô cho xuống Châu Giang mò cá Lý.

Lê Chí Nam nghe qua đôi lời đe dọa liền lấy cây chèo đứng lên chứng tỏ không sợ hãi, rồi đáp :

― Thưa cô nương, gian tế Hán không có ở đây vì trong ba tháng qua bị Cần Lĩnh Nam trừ khử hết rồi, nếu có cũng phải vài tháng sau chúng nó mới từ từ xuất hiện, như vậy tại hạ không phải là gian tế Hán được, cô nương chưa chi mà đã phủ lên đầu tại hạ một tội gian tế rồi. Nói thực với cô nương thà chết chứ không tiết lộ danh tánh.

Chàng nói đến đây thì từ xa có tiếng gọi của Hoàng Anh Tuấn. Nàng nghe rất rõ đúng là tiếng gọi của đại huynh Anh Tuấn, nàng tự hỏi người này là ai ?

Nàng chưa biết người trước mặt là Lê Chí Nam mà một thuở tuổi mới biết yêu để lại một ít tình hứa hẹn buổi đầu đời. Nàng áy náy bởi câu hò lãng mạn, cũng sợ người đối diện biết thân phận, nhất là tránh mặt Cần Lĩnh Nam, nàng vội phi thân vào bờ biệt dạng. Lê Chí Nam chưa biết thân phận người Nữ bịt mặt là ai, cũng phi thân theo nhưng không thể nào bắt kịp, chân chàng vừa chấm xuống đất thì vướng một cành liểu, chiếc khăn lụa Giang Nam màu trắng xám có hàng chữ thêu Hoàng Lữ Thư màu vàng, với ba con chim Cáp tử biểu thị tình huynh đệ muội họ Hoàng, chiếc khăn lụa lúc nào cũng ở bên mình không thể rời xa nàng.

Khi nàng buộc khăn che mặt giả trang, vô tình không thắt chặt gút, cho nên vội vã phi thân quá tốc độ và khăn vướng cành liểu bên bờ Châu Giang, mới bị bung ra khỏi mặt rơi mất không tìm lại được, đối với nàng chiếc khăn này rất giá trị vô cùng vì biểu tượng tình huynh, tỷ, đệ của họ Hoàng, nó cũng là kỷ niệm khó quên tại động Nam Khê Sơn, nàng còn xem chiếc khăn này là vũ khí, nhờ nó mà nàng mới bắc được con chim Trĩ để tặng cho Phi Bằng hiền đệ, hiện nay chiếc khăn chỉ còn hai chữ Lữ Thư, một kỹ niệm mà nàng không thể để mất được. Nàng đành phải trở lại để tìm chiếc khăn, không ngờ chạm mặt Lê Chí Nam, nàng giả ngộ không biết chuyện gì đã sẩy ra, vội vàng có ý từ tạ :

― Muội xin chào Lê huynh, nguyên do nào lại có mặt ở Châu Giang này ?

Lê Chí Nam với một nụ cười ôn hòa để tránh sự e thẹn của nàng, đáp :

― Lê huynh cùng Hoàng huynh đến đây là do lệnh của Vũ Sư phụ, mục phiêu phòng bị phục kích quân Hán. Còn hiền muội sao không ở Nam Khê Sơn mà lại đến đây để làm gì ?

Lữ Thư chẩu môi tựa như cười, nói :

― Thưa, Lê huynh, hiện muội có tại mặt trân chiến Đồng Tương, chứ không phải ở động Nam Khê Sơn, trận chiến Đồng Tương đã kết thúc, Chu Thúc Phụ kéo cờ chiến thắng về thành Nhạc Dương còn quân Hán bỏ chạy kéo binh ra khỏi biến giới, cho nên không đi qua cửa Động Đình hồ. Nhân dịp muội đến đây để thăm Công chúa.

Lê Chí Nam đến trước mặt Lữ Thư rồi tươi cười nói :

― Hiền muội à, có chuyện riêng huynh phải hỏi muội thôi, là như thế này khuya nay có gặp một nữ nhân chèo thuyền rông chơi trên mặt hồ, còn hát hò nữa rồi sau đó phi thân biến mất mà không để lại danh thánh, ắt sau này muội có gặp thì cho huynh gửi đôi lời thăm.

Lữ Thư liền cười, rồi nói như tĩnh :

― Lê huynh không biết danh thánh, thi muội đi đâu mà tìm hả ?

Lê Chí Nam giả bộ thở dài thất vọng, nói :

― Tìm hình bóng đó quả là khó hơn lên trời, tìm xa không có đành tìm gần không biết có được hay không ? Bây giờ Lê tôi đã hết khắc canh, phải về trại trao đổi canh cho Hoàng đại huynh, bởi vậy không còn thời gian để tìm Nữ thi nhân ấy, đúng là đêm không được như ý, vẫn cô đơn ơi là đô đơn, biết đâu mà tìm hả muội ơi ?

Lữ Thư cười khúc khích mà rằng :

― Tốt lắm sau khi thay canh, muội mời Lê huynh trở lại đây để tìm Nữ nhân ấy nhè ?

Hoàng Lữ Thư muốn chàng đi để tìm lại chiếc khăn, có như vậy thì không lộ tung tích, nàng tìm mãi mà không thấy khăn đâu cả, nàng tự thầm chăng nhẽ đã rơi xuống nước. Vừa lúc Lê Chí Nam trở lại, chàng hỏi :

― Muội chưa đi tìm Nữ nhân ấy hay sao, nếu không ngại thì cùng đi được không ?

Lữ Thư bèn cất tiếng cười một hồi, rồi nói :

― Có lẽ Nữ nhân ấy đã về nhà rồi, dù cho tìm cũng thế thôi.

Nàng thở dài, trong lòng không còn hy vọng tìm được chiếc khăn. Chàng thấy nàng chú ý tìm chiếc khăn đã mất, nhưng nàng không dám nói thực hay là trong chiếc khăn ấy có ẩn dụ gì chăng, chàng cũng muốn hiểu về lịch sử chiếc khăn ấy, hỏi :

― Muội à, có phải Nữ nhân ấy lấy cắp của muội một vật gì giá trị lắm phải không ?

Lữ Thư nhoẻn miệng cười thật duyên dáng đổi giọng ngọt ngào, đáp :

― Thưa, Lê huynh đúng vậy, đó là một chiếc khăn gia bảo của muội.

Nét mặt đại si dại của Lê Chí Nam hiện ra, nói :

― Thì ra là vậy, Lê tôi có nhặt được chiếc khăn ấy xin gửi lại muội, nhưng có một đề nghị, muội đừng vì  hiểu nhằm về Nữ nhân ấy, cũng tại Lê tôi xúc cảm trót đối đáp cho nên vô tình làm mất cái đẹp của Nữ nhân ấy, không biết hiện giờ Nữ nhân ấy có biết huynh không ? Dù sao câu hò ấy vẫn còn động lại như thế này nhé, chàng hò :

― Hò… ơ... ờ... Nơi nào có gói cười trăng, xin đừng chê trách nước động tình, cho thuyền lờ lững ghé bến tầm ai, a… li… hò lờ…

Lê tôi cũng vô tình cất tiếng hò đáp lại :

― Hò… ơ... ờ... Nước không hay trăng gió chơi khuya, mời thuyền ghé bến có bậu ở đây, a… li… hò… lờ…

Lê tôi cảm thấy nhớ người trong câu hò, có lẽ mãi mãi không hề quên được .

Lữ Thư mỉm cười, hỏi lại:

― Sao mà Lê huynh đa tình quá vậy, đang yêu người trong mộng, hay là Nữ nhân có thực ?

Lê Chí Nam thở tiếng âm thanh dài nói nhỏ hơi nhẹ :

― Nếu yêu trong mộng mà thực thì hay biết mấy, huynh đã từng tình hẹn một lần mới sinh ra đeo đuổi mộng mơ, còn hôm nay yêu trong mơ chỉ qua là tiếng hò biệt bóng, cho nên con người gặp phải trường hợp này gọi là si tình, si ít thì còn điềm tĩnh, si nhiều ngây ngô, cũng có thể đại si ngất ngưởng phế cuộc đời. Nhân đây Lê tôi xin trao khăn này tặng cho muội.

Lữ Thư cười như hoa nở, biết Lê Chí Nam chưa lập gia thất mà nàng vẫn hỏi :

― Đa tạ, Lê huynh à, nay gia thất đã sa vào trường hợp si tình, thì phải thế nào ?

Lê Chí Nam vừa nghe nàng hỏi thì không biết dùng từ ngữ nào đẹp nhất để trả lời cho nàng biết thân phận quá cô đơn, chàng nhỏ nhẹ đáp :

― Si tình là thường thái của nhân loại mà, nhưng tại hạ có lối si tình trong thuần ái của tính nhân sinh, ngoài ra còn có thứ si tình cao hơn người bình thường như si vì xã tắc, cho nên không đến nỗi phải điên dại.

Lữ Thư càng giương mày cong hơn, nàng đứng trước Lê Chí Nam trầm giọng:

― Đa tạ Lê huynh còn nhớ muội, từ khi chia tay tại Ly Bộ, muội tự dưng bị nhiều chuyện lôi kéo, đã lâu lắm nay vô tình hoa nở lại huynh nghĩ thế nào ?

— Quả thực đánh một vòng hẹn tái ngộ rất xa, hôm nay tình cờ đến với nhau, Lê tôi rất sợ một cái hẹn lần thứ hai, theo muội có cần không hẹn nữa không ?

Lữ Thư cảm thấy mình có lỗi với Lê Chí Nam. Nàng cúi đầu thi lễ đáp :

Lê huynh à, sau những thảm kịch chiến tranh khủng khiếp, đến một câu chuyện hy vọng tình ta nở rộ, nhất định mai này Lê huynh là phu quân như tản đá, muội là thiếp như rong rêu bám chặt, rong dai như tơ, tản đá không thể lay động. Tình ta quyết định như thế phải không huynh ?

Sau khi nghe Lữ Thư nói hết tâm ý tình nàng, Lê Chí Nam đáp :

Hiền muội, đừng tùy tiện cúi đầu, cũng đừng tùy tiện quỳ trước mặt người khác, như vậy sẽ tạo thành thói quen, chỉ cần một lần thì sau này cũng sẽ rất khổ. Huynh sẽ làm tản đá, còn muội vĩnh viễn làm rong bám chặt huynh. Tình đến sông không cạn, đá không mòn, núi không già, sống ngày tháng ấy ưu mỹ, trời không hoan vu. Hiện tại cuộc sống của huynh cho tương lai đều thuộc tất cả về muội. Huynh dành riêng cho muội một không gian hạnh phúc và hoa có cách sinh hoạt tự nhiên của nó, mỗi chúng tai đều sống theo tích lũy của mình chỉ cần biết chuyện gì mình thích thì làm. Sau này dù có hiểm trở, không thể cản trở được cả hai ta.

Lữ Thư không giấu diếm trong lòng, tình thực nói :

— Hôm nay muội đến với huynh hoa nở thơm tình nồng, chân tình nồng, hương phất mũi hỷ sự trùng phùng, muội được huynh yêu đời này khó phân ly. Này suy nghĩ một chặp nói tiếp:– Thưa huynh, chuyện tình chưa hết, chuyện thế giang chưa vấn an, huynh có thể cho biết một vài kinh qua đã tích lũy ?

Lữ Thư có ít nhiều lo lắng những năm tháng chàng sống cô đơn, Lê Chí Nam đáp:

—Muội à, nói về tình thì mong đợi nay đã nguyện thành, còn đời sống cũng có tích lũy nhất là ý chí, văn võ đồng hành. Vì yêu muội huynh khám phá trong võ học họ Hoàng có năm chiêu thức nhu hóa cương, chiêu thức "Hoàng Vạn Kiếm" khi khởi vũ, tập trung tinh thần tâm vô niệm, tức thì cỏ nội đồng hoan phải cháy. Chiêu thức "Hoàng Tâm Kiếm" thay cho tiếng sét giao động, oan dũng vô lượng. Chiêu thức "Hoàng Minh Kiếm" mở ngỏ lối đi cho đối phương vào kiếm, bật thành quách bình địa. Chiêu thức "Hoàng Lôi Kiếm" khép lại vạn nẻo, chiêu số vô định. "Hoàng Ý Kiếm" lòng thênh thênh ra khỏi kiếm pháp, như Hổ vồ đối phương. Đường kiếm chiêu thức chánh đạo, thu kiếm trở về điểm khời đầu. Quả thực năm thức kiếm giới chứa tất cả vô tình người vô ý diệt.

Huynh còn có cơ hội lãnh ngộ được kỳ môn võ học cổ nhân kim lai. Tập hợp đao, thương, kiếm, quyền, tâm, khí, lực qua bảy võ công trong thiên hạ, bảy loại công phu, bảy loại tuyệt kỹ, rồi viết ra Tam Thư Võ Học Lạc Việt, nhưng chưa việt Nhất Thư Si Tình.

Chàng và Nàng đồng cười, nói tiếp:– Trước kia sĩ khí thanh xuân chọn hạt bụi trong chốn giang hồ để thực hiện hiệp nghĩa, nay bụi giang hồ đã phủ khắp mọi nơi trong Thiên˗hạ. Cũng hôm nay huynh muốn bụi giang hồ phủ lên sự an nhàn cho Muội và định phương thức hoạt động Cần Lĩnh Nam phát triển kinh doanh hơn là dụng võ học để đong đo đạo nghĩa.

        Còn về Tài˗tử chọn Thư˗pháp và Thủ˗hương làm phương tiện tiêu dao: Thư pháp không đơn giảng như mọi người tưởng, phải hiểu thấy chữ như thấy người, trong thư pháp hội tụ tâm nhãn, hơn nữa thông qua Thư˗pháp có thể thấy được tư chất của người đó hay thấy sự kiên nhẫn, tư cách và còn thấy được kẻ kinh luân chưa hẵng hiền tài, kẻ bần cùng không hẵng ngu xuẩn. Hiện tai huynh chưa đến cảnh giới cao nhất của Thư˗pháp nhưng cũng lưu truyền hậu thế một thành quả nhỏ. Cần hiểu rõ hơn, thí dụ người thích viết chữ "Thư" thì họ sử dụng loại bút tinh xảo kết tố chữ vuôn vứt, họ thường làm việc nhẫn nại và cẩn thận, còn người thích viết chữ "Bằng" từ trong bút phát xuất ra nhanh nhẹn của trong lòng người ấy, có thể nhìn thấy được họ là người tự tin, nói chung con người có thể giả tạo nhưng Thư pháp không thể che dấu được tính chất con người. Nói chung bút họa để lại phồn hoa nhất mộng của những tờ giấy tự nhiên bay bổng theo tư tưởng của Tài˗tử và sau khi chết còn kể chuyện xưa với người còn sống.

Trong những ngày tháng ấy, huynh tiêu khiển qua trồng hoa Hồng˗Kim mười năm mới nở một lần, khi nở màu sắc rực rỡ, mùi hoa thơm kỳ lạ, loại hoa này đơm nụ vào giờ Dần, đến giờ Thìn nở hoa, giờ Ngọ héo tàn khô.

Lữ Thư liền hỏi :

— Hồng Kim chưa nở là đã có Lữ Thư đến rồi, huynh xem hoa này có thú vị không ?

Chàng và Nàng đồng cười lớn tiếng, Nàng chuyển bộ phi thân, tay vãy khăn chào, nói:– Nay tình đẹp của huynh đã như ý, ba ngày sau huynh phải thực hiện "Tam Thư Lục Lễ" cưới muội về làm thiếp nếu qua ngày thứ bốn là không được đâu nhé ?

Chàng tròn xoe khoé mắt đáp :

― Hai ngày đủ rồi "Tam Thư Lục Lễ" đến không được từ chối. Chàng tự thầm:– Ôi kìa bóng dáng của Nữ nhân với tiếng hò xuất hiện tại sao vội thế ? Hôm sau Lê Chí Nam cậy nhờ Vũ Thư Minh đem chỉ phúc cầu hôn và sính lễ đến nơi tạm trú của vợ chồng Hoàng Phi Chỉnh .

Nhân dịp gặp lại Lê Chí Nam tại Châu Giang, Lữ Thư bỗng nhớ tình ướm năm xưa nay về lại trong lòng. Nàng vẫn nhớ ngày ấy năm Nhâm ngọ tại Ly Bộ, chàng và nàng khởi đầu nói hai tiếng tình yêu, mà nàng cùng Lê Chí Nam đã một lần ý đầu tâm hợp từ cõi lòng năm ấy.

Lữ Thư phi thân về lại Đồng˗Tương mà lòng vương vấn tự hỏi:– Lê huynh có biết không, khi một người đứng bên bờ vựt thẩm trước cái chết giành giựt với một cái sống của người mình yêu, bỗng có một bước chân vào trái tim của muội và cho muội lấy lại một tia hy vọng dù đó chỉ là một câu nói hay một nụ cười, thậm chí chỉ là một câu hỏi xã giao, cũng khiến cho trái tim sắp ngừng đập được ấm nóng và sống trở lại, cũng khiến cho muội được ước vọng tiếp tục sống như hôm nay. Nàng cũng khám phá ra về nam phái cá tình khao khác thân thể nữ giới, trái lại nữ phái chỉ khao khác trái tim nam giới thuộc về mình, vì muội muốn yêu một lòng ngực to, dám quyết định hành động phi thường và suy nghĩ mưu lược táo bạo, nơi đó đáng để cho muội trao tình nương tựa hết kiếp sinh.

        Sau khi Lữu Thư đi khuất sau lũy tre non, Lê Chí Nam tự yêu thầm:– Mặt trăng và sao đều có ưu điểm của nó, trăng chỉ thấy một, còn sao thì ngày nào cũng thấy và rất nhiều, ước gì mình thà thấy ngôi sao trên cao cũng được. Chàng thì thầm để một mình nghe:– Dù cho huynh có thể quản thúc được muội nhưng không thể quản thúc được trái tim vì nào ai biết suy nghĩ của muội có yêu huynh không ? Đã từ lâu muội là cây tình yêu trong lòng huynh vung sới, bồi đắp lớn lên từ trái tim, rồi huynh chờ ngày nào đó sẽ là chiếc lá rơi trong trái tim của muội. Huynh tha thiết yêu muội như tay chân, không thể phế bỏ được, tuy có kẻ nói đàn bà là quần áo khi rách thì thay bỏ, nhưng trong tình yêu chân thực của huynh không thể nói như kẻ không biết yêu là gì, muội có biết không trong lòng huynh yêu là thế đó ?

Lê Chí Nam si tình sản khoái nói lớn:– Đúng là yêu một người không phải dễ, quên một tình yêu quả là khó, thôi thì hôm nay ta bị chết, đành phải ôm bóng tối làm nương tử sống trong lòng.

Cùng ngày đêm ấy chàng trở lại bên bờ Châu Giang đứng tựa lưng vào cành liểu, liên tưởng trong đêm sóng gió yên lặng một Thu, chiếc thuyền gần bãi cát trải như mây vàng theo chân dung kiều lệ Lữ Thư, một giắc ngan lưng trời lung linh dưới đáy hồ, một tỏ một mờ hiện ra kỳ quan thiên hà. Cảnh trăng thứ hai là bảy mươi hai ngọn núi thủy Đình Tiên vòi vọi hôn em, trong ấy còn có một động Thủy Nguyệt nước chảy vắt ngan qua hồ, có thể thấy trăng diềm dưới nước, trăng vẫn trôi theo mặt nước, nước vẫn chạy theo trăng, ta chèo chiếc thuyền con vào động thụ hưởng cảnh độc tuyệt trần ấy, có phải lúc gió Thu thổi xuống Châu Giang, hương của hoa Quế mênh mang bay là đà khắp mặt nước, chàng tự ngâm nga :

Ngọc thố treo soi tràng vạn dậm
Giữa muôn trùng sóng vỗ mây bay
Châu Giang cô đơn lùa cơn gió
Muội Thư hơn quế thoản đâu đây.


Hoàng Phi Bằng cùng Văn Văn Nam từ Hán mới về đến biên giới, được tin Nam Việt toàn thắng, đuổi xua quân Hán ra khỏi đất Nam. Chàng đi thẳng đến biên giới Việt˗Hán để khuyên can một phần quân binh Việt không được vượt biên giới lần thứ hai và chàng báo tin hiện thời quân Hán đã lập năm phòng ngự phía Tây, cuộc truy kích phải dừng lại để mở đường sống cho địch Hán, có như thế mới kết thúc cuộc chiến, Nam Việt thanh bình lâu dài.

Nam Việt Vũ Đế cũng vừa tiến quân vào biên giới phía Tây. Hoàng Phi Bằng yết kiến Nam Việt Vũ Đế trình bày sự hơn kém về binh pháp tại biên giới. Nam Việt Vũ Đế rất hài lòng vì ông cũng có ý này.

Nam Việt Vũ Đế đích thân xuất chinh, thân rồng nằm sương gối tuyết. Từ khởi động chiến tranh cho đến kết thúc kéo dài hơn ba tháng, quân dân Bách Việt lấy thân giá lạnh che đất Tổ. Nay vui mừng chiến thắng đem lại lẽ sống cho đất nước thanh bình. Nam Việt Vũ Đế đích thân ủy lạo quân dân trên chiến trường, xây dựng lại nhà cửa và ruộng vườn sau cuộc chiến tranh tài sản bị thiệt hại hư hao và lo báo ân tử vong quân binh, cung cấp cho Lạc dân vật dụng sản xuất và phương tiện kinh doanh. Vua tôi một lòng bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ Nam Việt, như Vũ Đế trước khi xuất chinh tuân phục lời thề đem lại thanh bình bờ cõi cho Lĩnh Nam.

Nam Việt Vũ Đế y cẩm hồi hương, ban ký lục khẩu dụ và xuất chỉ an dân :

― Từ nay Nam Việt "Thượng chí thiên tử, hạ chí thụ dân" muôn dân Bách Việt vì tự vệ Nam Việt để sống còn tức phải vùng vẫy, hãm trận lược bạch sơn hà, lấy chiến trận để đoạt hồn phách tán nhà Hán, nay thanh bình cảnh lạc người Nam kẻ Bắc không còn, đổi thay ly biệt cũng an, nay trẫm cùng Lạc dân năng chinh thuận thảo mới đuổi xua quân Hán ra khỏi bờ cõi Nam Việt. Trẫm phất cao soái kỳ. Khải Ca Hồi Trào :

Xưa nay đất tổ kỳ đồ
Lĩnh Nam biên cổ điểm tô hồng vàng
Máu chan thành quách cung vang
Tuyền xa lời hịch chống đàn giặc Nguyên
Giang Nam sông núi vạn hà
Muôn năm cõi sống nguyên là ái dân
Tổ tiên ngày trước chí thân
Người Nam một cõi tâm nhân máu đào
Bách Việt nguyên chủ từ lâu
Văn hiến bất khuất ngàn sau sáng ngời
Chủ quyền ở đất nước trời
Lĩnh Nam muôn thuở cơ ngơi bầu Trời.

Nam Việt Vũ Đế xuống chỉ kéo quân tướng, thiết kỵ, binh mã hồi trào, vừa về đến Phiên Ngung thành, Triều đình xuất chỉ lập đàn tế lễ Quốc Thái Dân An, tất cả quân thần đồng chung bất hữu biệt. Một giang sơn nhất quốc từ quân thần, nhất biểu nhân tài. Cùng lúc vua ban chỉ lập danh sách truy thăng thưởng phạt phân minh và Triều đình công bố Long nhan đại nhuệ.

Thái Tử Hồ chính thức thụ quân lý Triều chánh, xuất chỉ loan truyền danh sách giám binh Hán, quan quân làm phản tội nhẹ gián làm thứ dân, tội nặng xử trảm. Tiếp theo Nam Việt Vũ Đế tuyền thêm chỉ dụ thứ hai:– Quân quan Triều đình thân dân, trọng dụng hiền tài, trí sĩ, mở khoa thi giáo, võ đường lập tinh thần nghĩa Việt làm đầu.
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com
  
Hồi 20
Đóa sen trắng về lại chân trời

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét