Phương Trời Bách Việt - Chương Hai Mươi ( Huỳnh Tâm )

Đóa sen trắng về lại chân trời
Cuộc chiến thắng, đuổi được quân Hán ra khỏi Nam Việt, đem lại thanh bình cho đất nước. Đáng kể nhất, cả nhà họ Hoàng đồng nhảy vào đương đầu ngọn giáo, kiếm, đao một lòng diệt địch quân Hán, kẻ xung phong, người xung kích không hề nao núng trước quân địch.
Nay có dịp đoàn tụ tại Phủ Phò Mã, Hoàng Phi Khải, có cả huynh đệ của Cần Lĩnh Nam, việc bàn thảo trước nhất, định ngày tiếp nhận "Tam Thư Lục Lễ" của Lê Chí Nam và Hoàng Lữ Thư sẽ cử hành tại Cửu Chân và ngày thành thân của Trịnh Trường cùng với Quách Tuyết Băng cử hành tại Phiên Ngung thành, cùng tin vui khác Trần Kiều Oanh sinh hạ thêm một bé trai thứ.

        Hoàng Phi Bằng chưa hề đề cặp về quyền thế của người làm quan đối với Phò Mã, Hoàng Phi Khải, hỏi :

— Thưa, đại huynh có thể cho đệ biết một người làm quan, khi có quyền thế thì trong đầu của họ suy nghĩ những gì ?

Hoàng Phi Khải vốn đơn thuần không có ý trông cậy vào quyền thế, chàng đương là Phò Mã cũng biết có danh không thực quyền theo qui định của Tôn Nhân Phủ, đáp :

— Huynh đã thấy những kẻ có quyền thế thường tham ô vật chất, lấy tiền mua dục vọng, vở kịch nào cũng đóng nhập vai được. Cho nên kẻ ấy làm xáo trộn đời sống của người dân lương thiện, đôi khi họ khoát lên chiếc áo lương thiện để làm việc ác độc, những kẻ vì quyền thế đó chắc chắn hưng suy gia thế không có ngày kết quả tốt. Từ cổ kim thế gian này ít xuất hiện "Nhân hô vô lai giả" hiền nhân. Họ Hoàng nhà mình tuyệt đối không phải ra làm quan để tham ô. Tuy nhiên cũng có người trong họ Hoàng đã thực sự tham ô như điển hình Thúc Bá Cương. 

Có người hỏi về chuyện tham ô của Thúc Bá "– Đã lấy tiền của ai vào ngày nào và ở đâu ?". Đúng vậy chưa có một người nào nói về Thúc Bá Cương tham ô vật chất, còn khen chính trực công minh nữa. Tuy nhiên họ nào biết Thúc Bá Cương không tham tiền tài vật chất, nhưng ông có đến năm cái tham vô hậu khác. Tham danh, tham quyền, tham công, tham qui, tham thắng không biết thua. Sài lan không đáng sợ bằng năm cái tham ấy. Làm quan cần ghi nhớ, người ngu xuẩn nhất ở trên đời, chính là người khoe mình có trí tuệ. Nếu nói đến hành sự, khi người khác phát hiện mình có trí tuệ thì làm quan chính là bắt đầu của việc giấu đi trí tuệ, dùng trí tuệ của đại trượng phu để làm thay đổi thế giới chính là làm quan thực thụ.

Hoàng Phi Bằng có ý lo sợ tương lai Phò Mã của Hoàng Phi Khải sẽ đi vào quyền thế, hỏi lại :

— Thưa đại huynh, nếu làm quan buộc phải che giấu trí tuệ, tứ bỏ lý tưởng vậy thì so với chuyện mua quan bán chúc, cầu lợi, có gì khác nhau đâu ?

Hoàng Phi Khải có ý nói về mọi khía cạnh quan troùng và xã hội cho Phi Bằng biết, đáp:

        — Người làm quan lương thiện không cần giữ vững quyền lực, không nhất thiết bảo vệ danh dự, tự nó tốt như trời rộng mênh mông. Mình đã làm nhân sinh tại thế, cần phải thử tất cả ngũ vị ngọt, chua, đắng, cay và mặn cho đã chứ. Khi đã là quan, thì phải đem nhân chính làm phương hướng hành động, không được gạt gẫm dân, có như thế mới không đưa đất nước vào huyệt lộ. Nếu như người cai trị đất nước này có tính tiểu nhân tức là chúng ta sinh lầm thế gian. Người làm tướng cũng thế, đa mưu thiển cận, thường gặp phải nóng tính, đa nghi, lừng khừng, tiêu cực, thiếu quyết tâm, thiếu trung thành thì không thể nào chiến thắng được đối với quân Hán. Nói về thân làm trai trung nghĩa đằng đằng dù chết ở chiến trường cũng lấy da ngựa bọc thây đem về không hề tiếc. Riêng người hào hiệp đạo nghĩa nên tránh "Tân phong mỹ tửu".

        Hoàng Phi Biên thấy các cháu của ông khôn lớn, từ thể chất đến trí tuệ và hơn hẳn các thế hệ trước, khen :

        — Quý hài nhi, điệt nhi cần làm bạn với văn võ nhiều hơn, lâu ngày thành thục đơn giản, khi giang hồ tự biết thưởng ác, phạt thiện. Việc tốt nào cũng ắt gian nan, dù nhơn sanh hay gia tộc bình thường cũng phải lấy chí khí làm hạnh. Nhà ta một mực theo tôn chỉ "Trung Nghĩa, Thuận Thiên Hậu Quốc". Nhất là ở nhân gian này, câu chuyện nào cũng thú vị, không có gì làm lạ, kẻ có yêu tài mới biết chối tài, không tài giả tài, kẻ giúp tài, người kỵ tài, không có tài kỵ tài, cướp tài vật tài, kẻ mua tài đếm không xuể. Những hạng người phi cầm phi thú, thiên bất thông, địa bất đáo, ông dở ông, thằng dở thằng, văn dốt võ nhát, người không ra người, ngợm không ra ngợm... như quan tham ô và làm phản Bách Việt, nhà ta không chơi. Đời của ta đã thấy qua những trắng trợn theo kiểu trấn lột quá đáng, làm cho Lạc dân khốn đốn. Thúc Bá rất hy vọng quý điệt nhi trước sau cũng phải giữ tôn chỉ nhà ta trong sạch mãi mãi.

        Từ ngày Hoàng Hạc sớm qui tiên, Hoàng Phi Chỉnh ít khi cười vui, chỉ nhân dịp cả nhà đoàn tụ, ông mới biết hạnh phúc, luôn miệng cười, phát biểu :

        — Huynh, đệ, muội chúng tôi đã "Thập thò cửa lỗ" hy vọng quý điệt nhi, hài nhi, hiểu biết thật nhiều về dối trá của nhà Hán, nay họ giao hảo, ngày mai họ trở mặt rất nhanh. Ngoài biên cương họ gây sự, quấy nhiễu hầu xâm lăng lãnh thổ Nam Việt, trong có quan quân cấu kết trở thành bộ máy tham quan, ô lại, cướp tải sản của dân. Người dân ở thế bị trị, ức chế khốn khổ hết chịu đựng nổi. Họ cứ tưởng người dân không biết gì, sự thật người dân là nhân chứng nghiêm túc nhất, kiểm tra toàn bộ tham nhũng quan lại. Đến một lúc nào đó toàn dân đứng lên bảo vệ quyền sống và quyền làm người, đương nhiên phải tiêu diệt và mai táng chúng. Quý điệt nhi, hài nhi là động lực sống của Lạc dân, phải nhớ, trong lòng của Lạc dân có cái cân nặng nhẹ, đều biết không thể qua mắt được. Hy vọng, quý điệt nhi, hài nhi hiểu được qui điều này, mới gọi là con dân đất Việt.

Năm nay Vũ Đế đã ngoài bách thọ, một trăm hai mươi mốt tuổi vẫn còn ra mặt trận đánh đuổi quân Hán. Sau cuộc chiến biên giới lần thứ Năm, Nam Việt được thanh bình, toàn quốc chuyển mình thịnh vượng hơn xưa. Lập một kỳ công có một không hai, từ đây "Quân thần nhất tử dĩ hạ".

Một hôm Hoàng Phi Bằng tự tâm ứng cảm:– Thấy đêm trăng sáng trầm trầm có một ngôi sao nghiêng, chàng bấm độn xem thử. Hiện lên hung tin đầy trời như Khắc tinh Vương nhân, chủ Tinh ở vị trí bất thường, trên Đẩu tinh, chủ Càn lại lờ mờ, hắc ám trong khoảnh khắc, ắt mai này đổi thay ngôi Thiên Tử. Đúng như đã hiện nay là Nam Đẩu chỉ ngôi Vua hiện mờ, Quốc vận sẽ thay đổi nay mai, lẽ ra thời điểm này thịnh thì lại đổi ngược, ngôi sao Thiên Tử cho thấy sát phá quân, tam nan tam sắc tinh soi sáng lẫn nhau, tàn quang lấp lánh sâm phạm đến cung Tinh, âm thanh kết cuộc sắc phá hà, cho biết Nam Việt Vũ Đế thăng hà nhưng chưa biết ngày nào. Đúng là thiên cơ bất khả lậu, sau trận chiến này lại có hung tin đưa đến.

Ứng cảm mà Hoàng Phi Bắng biết trước Nam Việt Vũ Đế sẽ thăng hà nay mai. Đúng năm Vũ Đế ở ngôi bảy mươi mốt năm ( 207-136 TCN ) thọ 121 tuổi ( 256-136 TCN )

Chiếu theo lễ chế Triều đình. Hoàng Đế thăng hà, ân ban vinh dự cho trí sĩ hộ quốc thần kỳ. Triều đình quyết định chọn Hoàng Phi Biên thay mặt trí sĩ đọc Tuyên chiếu của Nam Việt Vũ Đế :

Quan nghi lễ Triệu Đức, cử hành nhập quan, xướng :

― Thượng hưng, Giai nghi lễ sự. Nam Việt Vũ Đế qui thiên, thời kiết nhập quan di thể Linh Đế.

Nam Việt Vũ Đế tuyên chiếu :

" Phụng Thiên thừa vận, Hoàng Triệu viết niệm cuộc chúng quân thần, duy trí quân thần không ngại lao khổ, đa nạn hưng ban Trẫm cưởi hạc thiên tứ, song các người vẫn phải tận tâm, tận lực cũng như sự có mặt của Trẫm, không được tam tâm lương ý đến ngày tuyên chiếu cũng là ngày Thái Tử Hồ kế vị Thiên Tử.
Nam Việt Vũ Đế tuyệt bút, Khâm Thử."

Nam Việt Vũ Đế để lại Tuyên˗chiếu: Tôn Nhân Phủ, quân quan Lưỡng Triều, Cửu Phẩm cấm chế không được làm lễ tuẩn tán ( chết theo vua ).

Phó tế Giao Chỉ Vương Phùng Nam, thay mặt chủ trì tất cả lễ nghi. Quan nghi lễ cử hành dâng lễ, xướng :

― Thượng hưng, Giai nghi lễ sự, thượng hương. Hoàng Đế Nam Việt Vũ Đế, thời kiết thượng Kinh Nam Việt Vũ Đế Thăng Hà.
Ơn tấc đất ngọn rau nên nặng
Ðạo quân˗vương chữ dặn nơi lòng
Thượng˗Hoàng sánh đức Chí˗Công
Mặc phò lê thứ khỏi vòng lao lung
Giúp xã˗tắc tôi trung ra mặt
Dẩy xa thơ trổi nhặc Văn˗minh
Giúp dân hưởng chữ thái˗bình
Văn˗ban võ bá triều đình đặc an
Nay gần đặng Ngọc˗Hoàng Thượng˗Ðế
Tìm Chí˗Linh trị thế cứu đời
Thiên˗tào Thánh ngự an ngôi
Cầu cho dân˗chúng khỏi hồi can˗qua
Hai ngàn năm quốc˗gia đã lập
Cõi Nam˗Việt bồi˗đắp giang˗sơn
Trụ tâm nâng đỡ quốc˗hồn
Giữ bền đảnh˗nghiệp vĩnh tồn hậu lai
Rưới hồng˗ân chặt giữ biên cương
Sống thì định bá đồ vương
Qui Thiên dựng lại miếu˗đường thuở xưa .

Giao Chỉ Vương Phùng Nam, đứng vào trung tâm chánh điện cử hành dâng chiếu chỉ Đăng quang, xướng :

― Giai nghi lễ sự. Hoàng Đế Văn Vương ban Chiếu chỉ Đăng quang :

" Phụng Thiên thừa vận, Hoàng Đề chiếu viết, Tiên Đế giá băng vì mạng Trẫm cung kế đã đại thất, giang sơn nhất thống. Quan văn võ, hạ thần trong Triều các Vương Châu an tâm. Hiệu lực dĩ kỳ quốc, trọng sơn lâm tứ hải ninh tịnh. Nay Trẫm thừa lệnh Tiên Đế lên ngôi hiệu Văn Vương. Khâm Thử. "
Lưỡng Triều đình, Cửu Phẩm đồng hô "Hoàng Đế Văn Vương Vạn tuế. Vạn tuế… "

Cử hành nghi lễ đăng quang Thái Tử Hồ lên ngôi hiệu Hoàng Đế Văn Vương, viên mãn thời kiết, đúng Tám Mươi Hai tuổi (82) năm thứ nhất (136). Hoàng Đế Văn Vương thay mặt Tôn Nhân Phủ và Triều đình, mặc tan phục đứng đầu Chánh Tế.

Quan nghi lễ, xướng :
― Thượng hưng, Giai nghi lễ sự, văn tế. Hoàng Đế Nam Việt Vũ Đế, thời kiết thượng trước khi nhập thổ, do Giao Chỉ Vương Phùng Nam xướng văn tế lễ:
Triệu công khởi hề định Đế Vương
Đà gia hải nộ hề cư cố hương
Vũ đắc hùng quân hề hữu tứ phương
Đế tứ cương tiên tổ thạnh hề vô lai hà
Hoàng triều Nam Việt hề khá hưng gia.
Cung bái.
Quan nghi lễ, xướng :
― Thượng hưng, Giai nghi lễ sự, văn tế. Hoàng Đế Nam Việt Vũ Đế, thời kiết thượng lễ sự, trí sĩ Phò Mã. Hoàng Phi Khải đứng vào trung tâm điện tiền Linh Đế, chàng ứng khẩu bốn câu thài Nam Ai :
Sơn hà nhất thái âm
Vũ Đế nhất thái dương
Nam Đế nhất chí cường
Việt hưng nhất biên cương.

Phó Tế, Giao Chỉ Vương Phùng Nam cử hành lễ, mời Lưỡng Triều đình, Cửu Phẩm, xướng:

Lưỡng Triều đình, thượng hưng, giai nghi lễ sự. Cung bái Nam Việt Vũ Đế. Thay mặt toàn dân, trí sĩ kỉnh tấu Hoàng Đế Nam Việt Vũ Đế diện hạ vĩnh thăng cực lạc. Dĩ lễ .

Tiếp theo, Tôn Nhân Phủ thượng hương miễu đường, trọn thần văn võ Cửu Phẩm thứ tự nhập đàn. Hoàng Đế Văn Vương chính thức công bố lập lăng Nam Việt Vũ Đế tại Cung Hành Thiện ở Ngung Sơn Đài.

Bố cáo loan truyền toàn quốc Nam Việt Vũ Đế băng hà, Nam Việt đại tang toàn dân tham dự dâng hiến phục chế theo nghi lễ gồm có: Bốn cổ xe ô mộc mạ vàng, ngựa tan sơn trắng một trăm bốn mươi bốn con, bảy mươi hai nhạc công, lỗ mộc bạch nghi trương chín tất chế thành dương tơ bạc, dừng lên bức tranh giang hải hà lưu, quan tài cũng dùng bách mộc chế thành, dùng tơ bạch viền lên bức tranh nhật nguyệt tinh tú, trang phục áo quần loát vóc lụa là thành bức trang lộng lẫy, những thứ này tượng trưng trong cửu thiên, tất cả các thứ thuộc giữa trời và đất của đại Đế.

Riêng về phục chế kim thân của Nam Việt Vũ Đế bằng bào phục cẩm hồ khích cừu Kim Tơ giáp mạ dát vàng, kim quan vàng chạm trổ rồng, đai vàng chế tứ linh, tay hữu nắm Văn Long ngọc tỷ điêu khắc bằng kinh sơn chỉ ngọc, tay bên tả cằm nha phiến phục diện, bên hông tả đeo Long Thái Kiếm, miệng ngậm trân châu lấy từ Dương Bạch do Lạc Việt dâng hiến, lưng hồng trải nệm La Miên thất hải, bách nạp trên người, chân mang hia vàng, đế sơn đen do Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam dâng hiến. Về võ bào phục và nhập quan do toàn Lạc dân phụ trách, triều đình phụ trách lăng tẩm tại Hành cung Ngung Sơn, tế lễ đúng chín ngày mới nhập thổ .

Lễ tiển vật dụng Vũ Đế, gồm có những bấu phẩm như: Thạch lựu ( ngọc thạch màu đỏ ) Thiềm ( Cóc bằng ngọc ) Tiêu ( ống tiêu bằng ngọc ) Bôi ( chén bằng ngọc ) Trâm  ( ngọc trâm trắng ) Dịp kim chi ( cây cành ngọc lá vàng ) Lan tây ( cây cành lá thõng xuống hoa màu lục vàng ) Vút ( cây trồng làm cảnh có hoa trắng ) Thiện ( dùng thiện ) Trản ( Ngọc trản ngân đài ) Bạch ( ngọc ngà và tơ lụa những vật dụng của vua ) Hoàn ( cái vòng bằng ngọc mặt trăng ) Chiếu ( tờ chiếu của vua ) châu phê ( phê bằng son, trên chiếu chỉ của vua ) Châu phù ( vật để làm tin như ấn tín, lệnh kỳ ) Dung Nữ ( cô gái đẹp chân dung bạch ngọc ) Địch ( ống sáo ngọc chạm ) Châu tử ( y phục màu đỏ màu tím ).

Bảo quản Thánh thể của Vũ Đế bằng thảo mộc quí, như Trầm hương, Kỳ nam,  Xạ hương, Cam thảo, Bạch truật và trên hai trăm năm mươi 333 dòng Men rượu, biến chế thàng 333 loại Rượu mùi vị khác nhau.

Nghi lễ theo Đa Thần, sử dụng nhạc khí bát âm, như Bào ( tiếng sênh ). Thổ ( tiếng trống đất ). Cách ( tiếng trống da ). Mộc ( tiếng mõ gỗ ). Thạch ( tiếng khánh đá ). Kim ( tiếng chuông đồng ). Tỵ ( tiếng dây đàn ). Trúc ( tiếng sáo tre ).
Sau khi Nam Việt Vũ Đế Thăng hà, ứng hiện "Thân Vô Quân Chủ Chi Tài Kiền" ( Quân Vương tài đức yêu dân như Trời ). Lời truyền tụng Vũ Đế "Lưỡng hảo hợp nhất hảo, Lưỡng gia hợp nhất gia" ( Vui tôi chung sống một nhà )  Vũ Đế để lại một Nam Việt phồn thịnh nhất Phương Nam và Triều đình Ngọc duẫn ( Dân quân, võ tướng, văn nhân, sĩ phu tài đức ) Thử hỏi đời trước và sau có mấy ai ?

Trước ngày Nam Việt Vũ Đế thăng hà, Hoàng Phi Bằng như mất niềm tin ở người thừa kế. Chàng vô tình bấm độn, bỗng thấy việc thường thái nhân sinh:– Dụng sắc phối hà đã đổi ngôi, sau này Vua tôi đối đầu giặc giã nổi lên gay gắt, không thể nào tam sắc hòa giải được. Trúc hà là tam hiệp, gặp nhau tam điểm tái diễn, khói lửa bốn phương phá nghiệp kim lăng, đời anh hùng trong thiên hạ chỉ ở lại trong hồng phúc. Cung Càn nay chuyển ngày hạng kiết mọn, gian thần hãm đức, sinh ra thất sát. Đúng là Thiên Cơ không thể đoán trước được, nếu dùng phép độn "Cửu Ngũ Sa Tử Hà" mới thấu hết thiên cơ cung Càn.

Phi Bằng nghe tiếng hạc kêu sầu, biết được Bạch khẹc đang bị bệnh lão, lòng chàng thương mến Bạch khẹc sợ qua đời sớm, càng sợ càng thương, lòng chàng héo hắt, ngẫm suy cho cùng giang sơn ở lại cùng cẩm tú với người sau nối tiếp mãi, một khi rửa sạch hồng trần, cơ hóa thân đất, hồn về cõi dã hạc, ở đó mới thực là động Lạc Việt chờ ta.

Chàng nghe Bạch khẹc chỉ dẫn :
― Hiền đệ à, hãy chuyễn kho tàn Lạc Việt xuống phía Nam theo địa lý hình đồ này.
― Dạ, thưa đại huynh, đệ chú ý nghe đây .
Chàng xem kỹ địa đồ, hỏi :
― Như vậy kho tàn phải chia ra làm ba phần đều nhau, chuyển đến địa điểm Ngự Bình thuộc Nhật Nam. Cửu Chân thuộc Hoa Lư và Giao Chỉ tại Đại La phải không đại huynh ?
Bạch khẹc gật đầu cười đáp :
― Hiền đệ nói đúng lắm cứ thế, huynh đệ mình đồng thực hiện, hy vọng sau này Lạc Việt cơ may tồn tại đời đời. Bạch khẹc thở hơi lên nói tiếp:– Hiền đệ phải thi hành đúng theo di chúc người xưa nhé, kho tàng châu báu lúc nào cũng chảy theo dòng song từ cao xuống thấp .

Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên hỏi :

― Đại huynh à, người xưa là ai ?

Bạch khẹc không muốn trả lời một câu hỏi Thiên cơ, liền hối thúc nói :

― Cứ thế mà hành đừng hỏi nhiều, sử dụng đại hạc di chuyển gấp. Huynh cùng đệ phải lo liệu càng sớm càng tốt, không được trễ nải một thời khắc nào nhé ?

Hoàng Phi Bằng lúm khúm vì sợ Bạch khẹc qua đời sớm hơn dự liệu, chàng liền thưa :

― Thưa đại huynh, tiểu đệ vâng lời và hiểu rồi ạ.

Hoàng Phi Bằng cùng Bạch khẹc về động Lạc Việt tập trung đại hạc khoẻ mạnh trên năm mươi con. Hoàng Phi Bằng lúc nào cũng ngạc nhiên hỏi :

― Chỉ trên năm mươi đại hạc thì làm sao mà chở hết kho tàn, hả đại huynh ?

Bạch Khẹc thấy Hoàng Phi Bằng tay chân luộm thuộm, miệng cười, nói :

― Huynh đã bảo chia làm ba, chở đến ba nơi mà. Chở những gì giá trị nhất chứ ai bảo chở hết kho tàng này đâu.

Hoàng Phi Bằng đã hiểu ý của Bạch khẹc, đáp :

― Thì ra là vậy, đại huynh nói hà tiện lời quá, tiểu đệ không hiểu hết .

Bạch Khẹc đã gửi đôi chân xuống miệng lỗ mà vẫn bình tĩnh nói đùa :

― Huynh tưởng hiền đệ thông minh tuyệt đỉnh cho nên nói thế là đủ, không ngờ người thông minh cũng có khắc nào đó do dự. Đệ cũng nên nhớ rằng, hơi thở của huynh đã đến đáy bình rồi, cho nên phải tiết kiện đến đâu hay đến đó, nếu nói nhiều thì tối nay hết thở sao .

Hoàng Phi Bằng thấy Bạch khẹc bệnh nặng cho nên chàng lấy sáo trúc ra tấu một khúc Nam Xuân cho vui, Bạch khẹc nghe hết tấu khúc trong lòng thanh thản vui hẳn lên, tuy có xao xuyến nhớ ngày còn trẻ bôn ba khắp giang hồ, nhưng rồi cuối đời muôn vật cũng đi vào lòng đất.

Trên nét mặt Bạch khẹc đã mệt mỏi, miệng gượng cười, hỏi :

― Huynh đệ chúng ta đến thế gian này làm nghĩa vụ rồi ra đi, cuộc sống thanh nhàn nhất không lưu luyến trần gian, khi ấy huynh chỉ đem theo một ít thứ tình riêng vào cõi hư vô.

Sáng sớm huynh đệ Bạch khẹc cơm nước no nê, cùng trên năm mươi đại hạc bay vào không trung về hướng Nam. Trong lòng Bạch khẹc đã hết vương vấn tình đời, cũng không còn chan chứa một cõi còn lại, rồi hỏi Phi Bằng :

― Bụi giang hồ tuy còn phảng phất trong huynh, nhưng đến lúc thanh nhàn nhất là xuôi tay, hiền đệ có ý niệm đó không ?

Hoàng Phi Bằng tuy đã sống giang hồ theo bước chân ông cha tập làm trượng phu nhưng không thể biết hết, chàng đành ngập ngừng, khẽ nói :

― Thưa đại huynh khi mình có đến thì sẽ có đi, không cần thiết phải động tâm với đời cùng cảnh, tất cả của hư vô, trả về hư vô. Huynh nên để xuống ngoại tâm, gọi gió lửa rồi nhìn vào cõi định nào đó, sẽ thấy cửa hư vô là nơi tự nhiên nhất mình phải đến .

Chưa bao giờ Bạch khẹc cười thoải mái như hôm nay, đáp :

― Hiền đệ nói đúng quá, tự lòng huynh đã rộn rã lời ca tiếng hát trên đường hư vô đó, huynh làm lữ thứ đi vào từng cảnh minh, hiền đệ hãy tấu khúc Nam Xuân cho tâm linh khởi động những bước chân đi vào cõi ấy nhé ?

Hoàng Phi Bằng tấu khúc âm hưởng "Dấu phiêu linh sa mạc vàng". Bạch khẹc nghiêm giọng nói tiếp:– Trong tấu khúc mang sự bình lặng đó mới là chân lý. Trong âm khúc không cần huyên náo, ví nó là tạm bợ của một thời vui chơi.

Chuyến đi về Đại La, Bạch khẹc không còn sức khỏe nhiều, báo hiệu không sống đến ngày về động Lạc Việt, Bạch khẹc tươi cười nói tiếp :

― Chuyến đi xa lần này không trở lại động Lạc Việt, xem ra cuộc sống chỉ đến cõi đời này đều là khoảng khắc, chỉ có tâm thức hướng đến sự bình lặng, đó mới gọi là cõi trường tồn trong huynh .

Hoàng Phi Bằng miệng cười lòng héo hắt vì Bạch khẹc đến và đi trong sương gió, chàng khẽ nói :

― Đúng thế, như huynh có nghe tiếng gió reo trong cánh đại hạc không ? Một âm thanh rất vui tai, hơi nóng của hạc đốt lên sưởi ấm lòng đại huynh, nó đã cho huynh đệ cùng một cảm nhận khoan khoái vô tả, nhưng không giá trị bằng cái huynh đệ có được chính là kho bảo vật Tinh, Khí, Thần rất hạnh phúc mình đem theo được, còn xác thể chỉ là vật thừa thải vô giá trị bỏ lại thế gian.

Bạch khẹc khoan khoái cười nói :

― Câu nói này của hiền đệ lão nghe được lắm, quả hiên là thâm thúy vô cùng. Thảo nào ở bên miếu mà không biết xin sâm tốt.

Đại hạc hạ cánh xuống Đại La, Hoàng Phi Bằng chôn kho tàn vào long huyệt. Lúc này Bạch khẹc đã mỏi mệt nhiều, rồi khẽ hỏi :

― Huynh đã đến lúc chọn nơi đây để trút hơi thở cuối cùng, xin hiền đệ an táng xác huynh trong kho tàn này nhé ? À hiền đệ, huyền cơ ban cho con người tính thông minh, vậy khi hiền đệ về động nhớ phía sau lưng nơi ổ Khẹc có một sợi dây thanh thạch nhỏ bằng đầu đũa, chỉ cần tay ấn vào trung tâm thanh thạch là cửa động bí mật sẽ mở ra, thì thấy nơi an nghĩ của sư phụ.

Bạch khẹc tự nhiên nhớ lại nói tiếp:– Năm ngoái huynh có đi ngang qua đây, nhằm lúc trời hạn hán, nước ở trong hồ phía trước bị khô cạn. Huynh thấy một bầy cá lớn nhỏ nhả nước miếng ra để cho đồng loại được ẩm ước, tuy rằng cá sắp chết khô, nhưng vẫn bảo vệ để cho những con cá khác được tiếp tục sống, thật là loài cá cũng có tính tốt quá đi.

Hoàng Phi Bằng không ngờ đến sự đời có những kỳ lạ, chàng ngạc nhiên, hỏi :

― Hiền huynh ơi, có thiệt không đây, lẽ nào con Cá tốt hơn con người, lại có tình cảm, biết thương yêu, biết quyết định sinh tồn, nó quí trọng đời sống, loài cá lại có cái ưu điểm sống vì đồng loại. Hiền huynh nói láo, ngu đệ không tin đâu ạ .

Bạch khẹc thư thả giải thích sự sống trong thiên nhiên :

― Đúng vậy, loài cá có tính tốt lắm, Huynh thiết tưởng bây giờ hiền đệ như cánh chim bay, như cá bơi lội tự do, tâm hồn lại thảnh thơi, khi chưa gặp đồng khô cỏ cháy, chưa phải lúc ăn gốc cỏ, vỏ cây thì phải chiếu cố mà tránh trước, đường để đến lúc đó thì e rằng không tốt đâu, coi chừng gặp lúc thì muộn màn đó nhá .

Hoàng Phi Bằng muốn Bạch khẹc an lòng, chàng nói tiếp :

― Đương nhiêu ngu đệ vâng lời hiền huynh rồi, nhưng mà cũng phải thanh thản tâm hồn chứ, bầu trời thênh thang để cho mình tung hoành mà.

Bạch khẹc âu lo muốn có vài lời khuyên nhủ Hoàng Phi Bằng, liền cười "ha hà…" nói :

― Huynh đây đã sống hết cuộc đời, mà chưa biết thời khắc nào tốt hơn thời khắc nào, tuy nhiên thanh thản và để tung hoành cần phải có thực trong đời sống. Sự sống đó trong huynh chỉ thuận theo thiên nhiên vậy đó mà "ha hà…" Nói chung dù có phiêu lưu đại lý rốt cuộc cũng về lại đại hải.

Hoàng Phi Bằng muốn biết cái khôn của Bạch khẹc, liền hỏi :

― Thế thì thuận thiên nhiên huynh sống tiếp rồi sau đó được những gì ?

Bạch khẹc muốn bày tỏ bằng tình ý sự sống trong tạo hóa, cười "ha hà…" nói :

― Hiền đệ xem coi, loại công trùng này tên gọi là Điểu khuẩn, sáng sinh ra đến tối thì chết, nó hoàn toàn không biết cái gì là một ngày, đừng có nói chi là một tháng, đó cũng gọi là một kiếp, sáng sinh chiều tử.

Có tiếng kêu vo ve... từ xa vọng lại. Hoàng Phi Bằng hỏi :

― Ấy là tiếng kêu của loài gì vậy ?

Bạch khẹc liền trả lời :

― Tiếng của loài Ve Sầu, nó sinh ra mùa Xuân rồi chết vào mùa Hạ, nó hoàn toàn không biết bốn mùa trong một năm là gì cả .

Hoàng Phi Bằng vốn đã thương loài vật, sinh ra một mùa để rồi vắn số, liền hỏi :

― Vậy thì tội nghiệp cho loài Ve Sầu này quá, nó thật là vắn số !

Bạch khẹc cười "ha hà …" nói tiếp :

― Thế thì Hiền đệ nhận thấy loài nào gọi là sống dai dẳng nhất ?

Hoàng Phi Bằng, liền nói :

― Hơ, tức là con rùa, ở Giao Chỉ có hồ Gươm, loài rùa này tên gọi là Kim Qui sống đến ngàn năm lận, thế gian chỉ có loại rừa này thôi, ngoài ra không có loài nào khác sống lâu như vậy.

Bạch khẹc vốn sống nhờ ăn trái cây, lá, cỏ hiểu rõ loài thảo mộc, đáp :

― Nếu mà so sánh với cây Thanh Tùng đằng kia thì rùa cũng thuộc vào loại vắn số. Nè hiền đệ à, cây Thanh Tùng sống quan sơn giả lãnh này đã đến mấy ngàn năm mới gọi là một mùa xuân, đó à hiền đệ ơi.

Hoàng Phi Bằng hỏi vặn lại :

― Vậy hiền huynh nói thử coi thế nào gọi là sống lâu hay vắn số hả ?

Bạch khẹc lý luận về tự nhiên :

― Hà sự, huyền bí của thiên nhiên, huynh không biết hết được, huynh chỉ biết được làm người có mấy ai sống lâu, số tuổi con người đều sống đều khác nhau, từ một thời thì đến hơn hai trăm năm là cùng.

Hoàng Phi Bằng hỏi về tương lai :

― Thế thì tiểu đệ có thể sống được bao nhiêu tuổi, nói thử nghe chơi nào ?

― Huynh không nói về số tuổi thọ, mà nói về sinh mạng của con người, số mạng ngắn dài là do sự tự nhiên mà có, khi mới chào đời đã có sự điều hợp hơi thở rồi, ngoài ra người đã biết pháp Tinh, Khí, Thần rồi luyện tập điều hòa hơi thở. Đương nhiên họ có tuổi thọ cao hơn người bình thường.

Hoàng Phi Bằng suy nghĩ thầm:– À, thì ra số mạng con người nhằm ở chỗ này, hít vào thở ra là vậy hay sao. Bỗng chàng nghe tiếng chim, ngẩng đầu lên thấy con Đà Điểu bay cao trên vồm trời mây xanh, chàng mừng rỡ. Bạch khẹc tức thì nghiêm nghị hỏi :

― Hiền đệ ngưỡng mộ con Đà Điểu này phải không ?

Hoàng Phi Bằng bình nhiên đáp :

― Thưa huynh, Đại Bàng bay cao, bay xa ba đến ngàn dậm dù có bị oái máu cũng về tổ, làm sao mà không ngưỡng mộ nó được chứ .

Bạch khẹc liền luận về khí, nói :

― Hiền đệ nhìn xem bên trái có con chim nhỏ đang chê cười con Đại Bàng kia. Sao mà bay cao như vậy chớ vì bay như vậy rất tổn phí, dù là thế cũng đâu có ăn nhằm cái gì chứ ?

Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên, liền cãi lại :

― Hiền huynh ơi, Đại Bàng không thể so sánh với con chim Sẻ được vì con chim Sẻ nó không thể bay cao và xa.

Bạch khẹc nói một cách quyết định :

― Nhưng mà con chim Sẻ nó đậu được trên cành cây, sau đó nó đáp xuống đất để ăn Sâu Bọ, như vậy không được tự do khoái lạc hay sao. Hiền đệ nghĩ có đúng vậy hay là không đúng ?

Hoàng Phi Bằng nhất định bảo vệ cái lý của mình:

― Thưa hiền huynh, Đại Bàng mới thực sự là tự do khoái lạc chứ ?

Bạch Khẹc giải thích thêm :

― "Ha hà…" tất cả muôn loài đều không biết thói quen của bản thân mình. Ý chà, tốm lại tất cả chúng nó điều sợ khoái lạc như nhau, không con chim nào chê cười chim nào hết, thiên nhiên không phân chia ai cao, ai thấp đâu, cao có ưu điểm của cao, thấp có ưu điểm của thấp, phải tùy theo sở năng của mỗi loài, phải thuận theo luật tự nhiên, hiền đệ có nghe mỗ nói không hả ? Làm người phải như vậy đó "ha hà…"

Bạch khẹc lim dim đôi mắt. Hoàng Phi Bằng vội gọi :

― Đại huynh, đại huynh nghe đệ nói đây .

Bạch khẹc giả điếc hỏi lại :

― Hả, nói cái khỉ gì nữa đây, có phải hiền đệ gọi mỗ không ?

Nói chung Hoàng Phi Bằng sợ Bạch khẹc qui tiên nên gọi, rồi nói :

― Đệ cùng đại huynh ở đây, chẳng nhẻ gọi người khác. À đại huynh nói rằng thuận theo tự nhiên vậy thì làm như thế nào hả ?

Bạch khẹc liền cười, đáp :

― Huynh làm sao biết được, dù có sống ngàn năm cũng thế thôi .

Hoàng Phi Bằng thở dài ! Bạch khẹc cũng âu lo :

― Hiền đệ đừng thất vọng như vậy, kỳ thực là huynh biết, nhưng mà nói ra thì là không có biết.

Hoàng Phi Bằng bồn chồn thúc hối Bạch khẹc, rồi lòng băn khoăn hỏi :

― Thực ra hiền huynh có biết hay là không biết, nói thẳng ra đi sao mà vòng vèo vậy,thì ra hiền huynh muốn nói để tiểu đệ biết rằng loài người sống ở trên cây thì sợ rơi xuống đất, trái lại loài Khỉ có sợ té không ?

Bạch khẹc ngước đầu lên, mặt ngó trời, rồi cười "ha hà…" đáp :

― Vạn vật kể cả loài người hay loài cầm thú, loài Khẹc gì đó đều có chỗ ở hoàn toàn khác nhau, chỉ nói đến vấn đề chỗ ở là không có tiêu chuẩn rồi. Ngoài ra loài người có những ưu điểm, biết thích nghi và tạo điều kiện sống trong thời tiết, như khi Trăng vần trời lạnh giá, nước dâng cao khung trời mưa. Giống như Thiên Lôi mười ngày âm nửa tháng, nửa mưa đến thanh minh. Đèn không dầu không sáng, mầm không nước không mập, tháng hai không mưa, cả năm trời tốt. Tối sương mù nặng, ngày mai mặt trời nắng, thong quá hóa mưa, nóng quá hóa gió.

Nói một cách khác, con người sinh ra đã có dục vọng lớn, tốt hay xấu còn tùy phát sinh thể khí, con người ăn thịch, ngựa ăn cỏ, chim ăn Sâu Bọ, tùy theo môi trường sống để phát sinh, chỉ khi nào khắc chế được dục vọng thì người đó mới đạt được chân lý sống. Hiền đệ nói coi cái gì gọi là tiêu chẩn đây ?

Hoàng Phi Bằng hiểu ý của Bạch khẹc đáp :

― Ấy vậy ở đời này không có việc gì là tuyệt đối cả .

Bạch khẹc cười "ha hà…" nói :

― Hiền đệ đã vỡ lẽ rồi, chỉ cần biết yêu đời là cõi lòng sảng khoái, đương nhiên khi gặp vận hạnh thì được hưởng thôi. Nhớ rằng làm người có một khuyết điểm lớn, đó là sau lưng có một khoảng đời ẩn tàng phía trong, chỉ một mình biết thôi à "ha hà…"

Hoàng Phi Bằng tiếp nhận được ý nghĩa vốn sống của Bạch khẹc, chàng ung dung nói :

― Tại sao đại huynh nói hiều vậy, hình như giải quyết nội tâm cho đệ phải không. Huynh không sợ đức hơi hay sau ?

Bạch khẹc khoái chí cười "ha hà…" đáp :

― Những vấn đề huynh đã nói ra là vì thủy chung phải nói, còn vấn đề riêng của hiền đệ là do hiền đệ giải quyết, huynh không thể giải quyết giùm nữa rồi, phải không hả ? Bạch khẹc khuyên nhủ tiếp:– Hôm nay hiền đệ tiếp nhận được dấu hiệu riêng của sư phụ rồi đó, hiền đệ thay mặt huynh hương khói cho sư phụ, khi hiền đệ gặp sư phụ nhớ lạy ba lạy mười hai gật và thắp ba cây hương đều nhau theo linh pháp như sau: Nhất hương trung tâm thuộc về Trời, nhị hương Tả thuộc về Dương, tam hương Hữu thuộc về Âm. Hiền đệ nhớ rõ, cứ thế mà hành cho đúng, khi hành lễ bái sư phụ bấy nhiêu lần, thì huynh cũng xin gửi từng ấy.

Còn lời này, từ đây về sau hiền đệ luyện nội công dưỡng khí thì sống lâu và trẻ mãi không già, lúc hiền đệ về động nhớ "Trên đầu ba gang có thần linh, dưới đất cũng vậy". Đây là lời cuối cùng hiền đệ nên nhớ, có đi thì phải có về, nay huynh về nơi xưa, hiền đệ phải vui mừng cho huynh nhá ?

Hoàng Phi Bằng cúi mặt thấp xuống kề miệng vào tai Bạch khẹc, nói :

― Dạ, tiểu đệ nhớ lời của đại huynh, sẽ tiếp tục thực hiện hoài bảo của đại huynh.

Lúc này Bạch khẹc nhăn răng mãi mãi cười, rồi nhắm mắt đi xa, thân thể Bạch khẹc vẫn ấm áp và mềm mại như còn sống. Hoàng Phi Bằng thực sự mất một đại huynh tâm phúc, mất một ý chí của vạn vật đồng nguyên. Chàng mất một động lực thôi thúc tinh thần đại nghĩa.

Lòng chàng thương tiếc ân vật, nỗi buồn ray rức tác động đến tâm tư. Chàng ghi lên áo quan tài làm bằng đất sét. "Bạch khẹc chi mộ ngày tháng tử tiết, không có năm sinh". Chàng lấy củi nung độ lửa cao nhất, đất sét hóa thành sành sứ màu sanh đen óng ánh, rồi tẩn liệm, hành lễ an táng Bạch khẹc theo nghi lễ Nho, hai dòng lệ tình nghĩa người vật khắc sâu trong lòng đất.

Chàng tự lòng:– Cũng đến lúc bỏ xuống tất cả cho thoải mái kiếp sinh, chỉ còn duy nhất là về động Lạc Việt để thực hiện lời chỉ bảo của Bạch khẹc. Chàng chuẩn bị Dung Dịch Thuật thành một khuôn mặt khả ái hơn. Rồi phi thân, viết trên không trung vài nét niệm Tinh, Khí, Thần:

Xuất công điều thức
Tiến thoái tùy linh hoạt
Ý động hư thực liên miên
Kiếm đoản chí liền
Tâm định Tinh Khí Thần bất nộ
Trí tuệ nguyên thể xuất bất ý
Cõi lòng động niệm hư vô.
Dụng tâm nhu phong Đạo

Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét